- Khả năng về tài chính: Khả năng tài chính của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đóng
a) Kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu của Đồng Na
Trong những năm qua, Đồng Nai đã nhanh chóng lựa chọn cho mình chiến lược hướng về xuất khẩu. Xuất phát từ nhận thức nguồn lao động là vốn quý nhất của tỉnh vì vậy tỉnh đã chú trọng khai thác nguồn lực quý báu này. Tỉnh đã lựa chọn một ngành nghề phù hợp với tiềm năng của địa phương là sản xuất đồ gốm mỹ nghệ xuất khẩu. Các doanh nghiệp chủ động nghiên cứu thị trường và lựa chọn khoảng trống của thị trường quốc tế và quyết định sử dụng nguồn nhân lực dồi dào để sản xuất các sản phẩm với khối lượng lớn, cần ít vốn đầu tư nhưng lại có khả năng tiêu thụ. Nhờ định hướng đúng đắn này Đồng Nai không những đã phát triển kinh tế của tỉnh theo xu thế phát triển xuất khẩu mà cịn giải quyết được tình trạng đói nghèo. Trong chiến lược xuất khẩu hàng TCMN, Đồng Nai kết hợp tốt các loại hình doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ trong sản xuất, xuất khẩu hàng TCMN.
ở Đồng Nai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ thích ứng với những biến động thị trường, đôỉ mới công nghệ, tạo điều kiện huy động vốn của các chủ thể tham gia đầu tư kinh doanh. Các doanh nghiệp này được trang bị kỹ thuật, máy móc nên năng suất lao động cao và đảm bảo chất lượng xuất khẩu. Tỉnh sẽ hỗ trợ bất cứ người dân nào có ý định thành lập doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu.
Ngồi những chính sách chung của Nhà nước khuyến khích xuất khẩu, Đồng Nai cịn đưa ra một số chính sách tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu như: chính sách hỗ trợ nguồn vốn, miễn giảm thuế cho các ngành sản xuất xuất khẩu hoặc liên quan đến xuất khẩu, cấp tín dụng đối với lãi suất thấp cho các ngành ưu tiên xuất khẩu.