Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp, các làng nghề kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu và tay nghề cho đội ngũ

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 32 - 33)

- Khả năng về tài chính: Khả năng tài chính của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đóng

d) Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp, các làng nghề kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu và tay nghề cho đội ngũ

nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu và tay nghề cho đội ngũ thợ thủ công. Đồng thời thực hiện các biện pháp xúc tiến, hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu

Cùng với việc cung cấp hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng (đường xá, cung cấp điện nước, đảm bảo về môi trường), kho bãi, nhà xưởng cho các đối tượng dân cư tham gia vào sản xuất và kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, Nhà nước trợ cấp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu và tay nghề cho đội ngũ thợ thủ công; hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề nhằm duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, tạo điều kiện ưu tiên cho việc đào tạo và sử dụng lao động; khuyến khích, cho bản thân thợ thủ công tổ chức truyền nghề; khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất thực hiện việc truyền nghề, mở các lớp đào tạo nghề cho người lao động; chỉ đạo các trường đào tạo nghề của Nhà nước ưu tiên cho hoạt động đào tạo nghề của của các cơ sở kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ. Đồng thời Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ tiếp cận kịp thời thông tin về thị trường, giá cả, chi tiết kỹ thuật và tiêu chuẩn của sản phẩm theo các yêu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài, tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu, trợ giúp việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp

và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

Sở Thương mại (nay là sở Công Thương) các tỉnh (thành phố) là đầu mối giao tiếp để thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, tổ chức hội thảo, hội chợ, triển lãm, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm cho các đối tác nước ngoài, triển khai các quỹ hỗ trợ cho các doanh nghiệp của tỉnh để mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng, đẩy mạnh xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)