Qui định về chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 27 - 30)

1.3. Nội dung của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất

1.3.3. Qui định về chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất

1.3.3.1. Chủ thể để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Trước tiên, điều kiện để người có tài sản là QSDĐ để lại di sản thừa kế phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật dân sự. Theo đó thì, người này phải là người có tài sản sau khi chết để lại cho người cịn sống theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc hay theo quy định của pháp luật. Và người để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân, không phân biệt bất cứ điều kiện nào (thành phần xã hội, mức độ năng lực hành vi,...). Cá nhân theo quy định của pháp luật dân sự là người có năng lực pháp luật dân sự, có quyền thừa kế và để lại thừa kế.

Cá nhân theo quy định của pháp luật đất đai là chủ thể sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ, nhận chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật. Cá nhân được Nhà nước trao cho QSDĐ dưới các hình thức và phải chịu trách nhiệm đối với Nhà nước trước những hành vi của mình khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Cá nhân sử dụng đất là chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai, được tự mình, nhân danh chính mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của NSDĐ đồng thời chịu mọi hậu quả pháp lý do việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ

20

của mình. Như vậy, cá nhân là cơng dân Việt Nam có quyền sử dụng đất có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Trường hợp là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai và luật nhà ở thì được để lại thừa kế quyền sử dụng đất.

1.3.3.2. Chủ thể hưởng di sản thừa kế quyền sử dụng đất

Chủ thể hưởng thừa kế QSDĐ là chủ thể được thừa hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ của người để lại di sản thừa kế là QSDĐ. Pháp luật đất đai không quy định cụ thể thế nào là người thừa kế QSDĐ. Mặc dù vậy, căn cứ vào quy định pháp luật đất đai như quy định về NSDĐ thì có thể thấy cá nhân là cơng dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngồi được pháp luật qui định có đủ điều kiện được quyền sử dụng đất ở Việt Nam có thể là chủ thể hưởng thừa kế QSDĐ. Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngồi thuộc đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì được để lại thừa kế quyền sử dụng đất và cũng có quyền được nhận thừa kế QSDĐ, ngược lại nếu khơng thuộc đối tượng trên thì chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế đó. Theo quy định của pháp luật về thừa kế, có hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Như vậy, người thừa kế sẽ bao gồm người thừa kế theo di chúc và người thừa kế theo pháp luật.

Đối với trường hợp thừa kế QSDĐ theo di chúc. Pháp luật tôn trọng quyền tự

định đoạt của NSDĐ trong việc để lại di sản thừa kế QSDĐ. Việc ghi nhận QSDĐ là một loại tài sản được để lại thừa kế là tiền đề quan trọng cho việc NSDĐ được tự do bày tỏ ý chí của mình đối với loại tài sản này trên cơ sở quy định của pháp luật. Một trong những hình thức đó là để lại di sản thừa kế thông qua việc lập di chúc. Theo quy định của pháp luật dân sự thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình đồng thời cá nhân có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Như vậy, người hưởng thừa kế theo di chúc trước hết là cá nhân. Cá nhân đó được xác định cụ thể theo di chúc và có thể là bất kỳ một ai khơng cần biết họ có quan hệ hơn nhân, huyết thống hay ni dưỡng với người để lại di sản thừa kế hay khơng. Người thừa kế QSDĐ theo di chúc ngồi cá nhân cịn có thể là pháp nhân hoặc “người thừa kế không phải là cá nhân”.

Đối với trường hợp thừa kế QSDĐ theo pháp luật. Người để lại di sản thừa kế có thể tự do định đoạt tài sản là QSDĐ của mình cho người khác nhưng khơng có nghĩa là sự định đoạt của họ là tuyệt đối và khơng phải trong mọi trường hợp họ đều có thể thể hiện ý chí của bản thân mình. Do vậy, thừa kế QSDĐ theo pháp luật hiện nay được quy định cả trong pháp luật đất đai và pháp luật dân sự. Nếu chủ thể hưởng

21

thừa kế QSDĐ theo di chúc rất rộng thì đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật, những người được thừa kế chỉ có thể là cá nhân và là những người có quan hệ hơn nhân, huyết thống hoặc ni dưỡng với người để lại di sản.

Tuy nhiên, dù là người thừa kế theo di chúc hay thừa kế theo pháp luật thì người này phải là người cịn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc khơng là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

1.3.4. Qui định về các hình thức thừa kế quyền sử dụng đất

1.3.4.1. Thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc

Thừa kế QSDĐ theo di chúc là sự thể hiện ý chí của NSDĐ (cá nhân) khi cịn sống, nhằm dịch chuyển QSDĐ của mình cho người khác sau khi chết. Việc thừa kế QSDĐ theo di chúc cần tuân thủ các điều kiện về chủ thể, hình thức, thủ tục theo quy định pháp luật.

Thông qua việc lập di chúc, cá nhân sử dụng đất thể hiện ý chí đơn phương của mình để xác lập một giao dịch chuyển QSDĐ mà không quan tâm đến việc chủ thể nhận thừa kế có đồng ý hay khơng. Đồng thời di chúc là một giao dịch dân sự nên cịn phải bảo đảm các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung. Chủ thể lập di chúc QSDĐ chỉ có thể là cá nhân và di chúc phải được lập thành văn bản hoặc nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng

1.3.4.2 .Thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật

Thừa kế QSDĐ theo pháp luật là việc dịch chuyển QSDĐ của người chết cho người còn sống theo các điều kiện, trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Người thừa kế theo pháp luật phải là người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng. Những người thừa kế theo quy định của pháp luật bình đẳng với nhau trong việc hưởng di sản thừa kế là QSDĐ và phải thực hiện nghĩa vụ mà người chết để lại trong phạm vi di sản được nhận. Người thừa thừa kế theo pháp luật được chia thành hàng thừa kế.

Thừa kế QSDĐ theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp người để lại di sản thừa kế không để lại di chúc; Người để lại di sản thừa kế có để lại di chúc nhưng di chúc khơng hợp pháp toàn bộ; Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc khơng cịn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà khơng có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

22

Ngoài ra, thừa kế QSDĐ theo pháp luật cũng có thể áp dụng đối với phần di sản không được định đoạt trong di chúc; phần di sản có liên quan đến phần của di chúc khơng có hiệu lực pháp luật.; phần di sản liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ khơng có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)