1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất
1.5.1. Sự phát triển của kinh tế-xã hội
Sự phát triển của kinh tế nước ta trong những năm qua đã đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa, thúc đẩy sự gia tăng dân số về mặt cơ học ở các đơ thị. Bên cạnh đó, dân số nước ta cũng đang gia tăng mạnh mẽ trong thời gia qua khiến cho mật độ dân số không chỉ ở các đô thị mà các vùng nông thôn cũng tăng tạo ra áp lực lớn lên tài nguyên đất khi quỹ đất không thay đổi mà dân số lại tăng quá nhanh. Những điều này đã khiến cho giá đất ngày một tăng cao hơn, đặc biệt là ở các đơ thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Do đất đai ngày càng có giá trị lớn nên các tranh chấp về quyền sử dụng đất cũng ngày càng gia tăng, đặc biệt là các tranh chấp về thừa kế QSDĐ chiếm số lượng lớn và phức tạp về tính chất.
Sự phát triển kinh tế - xã hội cũng làm cho nhận thức của con người về giá trị của đất đai cũng phát triển theo chiều hướng ngày càng được coi trọng. Đất ở trở thành một trong những kênh đầu tư mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư sau khi Nhà nước đưa ra những chính sách khuyến khích và đẩy mạnh thị trường bất động sản. Vì vậy, các khiếu kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về thừa kế có di sản là QSDĐ ngày một nhiều hơn và trở nên quyết liệt hơn, phức tạp hơn.
Truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay là đông con đông cháu mới vui, gia đình mới thịnh vượng, dịng tộc được vẻ vang. Chính vì lẽ đó, các gia đình Việt Nam thường tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp về thừa kế rất lớn. Việc đông con đông cháu dẫn đến tranh giành, phân chia đất đai điền sản của ông cha để lại. Đặc biệt, với triết lý con trưởng con thứ, trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào trong tiềm thức suốt chiều dài lịch sử dân tộc đã khiến cho các quy định của pháp luật về bình đẳng nam nữ, thừa kế ngang hàng giữa các con với nhau chưa được thực hiện một cách triệt để. Đâu đó trên đất nước ta vẫn cịn những trường hợp người con trai cả độc chiếm tài sản của bố mẹ để lại không chịu chia thừa kế cho các em khác trong gia đình. Đặc biệt những người chị gái, em gái là phận nữ đi lấy chồng là an phận nhà chồng không
26
được chia di sản của tổ tiên để lại. Do đó, đất đai ơng cha để lại phận gái không những chẳng được chia mà cũng chẳng được phép có ý kiến gì.
Sự phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng, trong đó có thừa kế QSDĐ gắn với lịch sử truyền thống đạo đức, với nền văn hóa dân tộc và q trình phát triển chính trị, kinh tế, xã hội của dân tộc Việt Nam. Từ sau đổi mới đến nay, Nhà nước ta đã rất chú trọng và quan tâm xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật ngày càng hồn thiện nhằm ổn định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân đối với tài sản của mình. Các quy định pháp luật về thừa kế QSDĐ đã khơng những góp phần vào việc thực hiện các chính sách của Nhà nước về đất đai một cách có hiệu quả mà cịn góp phần vào việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về đất đai, các tranh chấp về thừa kế QSDĐ được nhanh chóng, kịp thời và đúng pháp luật, đảm bảo lợi ích chính đáng cho người dân, trật tự và an tồn xã hội.