Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 77 - 78)

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử

3.2.1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng là việc làm hết sức cần thiết, nó có ý nghĩa đặc biệt trong hoạt động quản lý của Nhà nước ở bất kỳ quốc gia nào. Việc đưa kiến thức pháp luật đến với người dân để họ có thể biết về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ xã hội nói chung góp phần làm ổn định và phát triển đời sống kinh tế xã hội. Trong quan hệ thừa kế QSDĐ việc người dân hiểu biết được pháp luật sẽ giúp họ tự bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình, hạn chế được những xung đột, tranh chấp xảy ra. Đối với đất nước ta, xuất phát điểm từ một nước nơng nghiệp lạc hậu nên trình độ pháp luật của người dân ở mức tương đối thấp. Đa phần trong số họ thường không chủ động trang bị kiến thức pháp luật cho mình, khơng tìm hiểu hoặc tìm hiểu khơng đầy đủ dẫn đến khơng có nhận thức pháp luật hoặc nhận thức phiến diện các quy định của pháp luật, hiểu sai nội dung quy định pháp luật. Do đó, cần phải có những phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của người dân. Bên cạnh đó, người tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cũng phải có ý thức tiếp thu ý kiến, lắng nghe quan điểm của dân chúng để việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đạt hiệu quả cao nhất.

70

Thứ nhất, nâng cao và mở rộng phạm vi tuyên truyền pháp luật: Tuyên truyền,

phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho người dân cũng là một biện pháp hàng đầu, cần chú trọng.

Thứ hai, cần đa dạng hóa hình thức tun truyền, phổ biến pháp luật như: Biên

soạn các tờ rơi, tờ gấp, tài liệu pháp luật với những nội dung trích dẫn cần thiết, dễ hiểu để phát tới các khu dân cư; hỗ trợ các xã, phường, trường học đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống loa, đài truyền thanh để hướng dẫn người dân hiểu, dễ nhớ và áp dụng. Tập trung và chú trọng đổi mới về nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, khắc phục những tồn tại, hạn chế công tác này trong những năm qua. Về nội dung tuyên truyền cần cho phù hợp với trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân, với lứa tuổi, từng đối tượng đặc thù với tình hình thực tiễn của địa phương. Tận dụng kênh online, mạng xã hội như: Cổng thông tin điện tử thành phố, Youtube, Facebook, Zalo, Mocha... để tuyển truyền phù hợp thời buổi công nghệ 4.0 hiện nay. Về lâu dài, huyện Đông Anh cần hướng đến xây dựng tủ sách pháp luật điện tử phù hợp xu thế phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)