Về chủ thể tham gia quan hệ phâp luật thừa kế quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 44 - 50)

2.2.3.1 Chủ thể để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Cá nhân theo quy định tại Điều 5 LĐĐ 2013 là chủ thể sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ, nhận chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật. Khẳng định người để lại di sản thừa kế là cá nhân cũng để thấy tổ chức là một chủ thể trong quan hệ pháp luật thừa kế nhưng không thể là chủ thể để lại di sản thừa kế. Điều này do chính đặc thù của quan hệ thừa kế mà tổ chức không thể đáp ứng được. Trong quan hệ này, sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống được phát sinh khi người để lại tài sản chết và những người cịn sống phải có mối quan hệ nhất định với người chết: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ ni dưỡng,.. mới có thể nhận di sản của người chết để lại. Và những mối

37

quan hệ này chỉ phát sinh giữa các cá nhân với nhau mà giữa tổ chức với cá nhân hoặc các chủ thể khác không tồn tại quan hệ này.

Cá nhân theo quy định của pháp luật đất đai là cá nhân trong nước nghĩa là là người Việt Nam, sinh sống tại Việt Nam đang trực tiếp quản lý sử dụng đất tại Việt Nam. Quy định như vậy để phân biệt với cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài đang sinh sống, làm việc ở Việt Nam.

Cá nhân được Nhà nước trao cho QSDĐ dưới các hình thức và phải chịu trách nhiệm đối với Nhà nước trước những hành vi của mình khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Cá nhân sử dụng đất là chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai, được tự mình, nhân danh chính mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của NSDĐ đồng thời chịu mọi hậu quả pháp lý do việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Cá nhân theo quy định của pháp luật dân sự là người có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, có quyền thừa kế và để lại thừa kế. Với tư cách là chủ sử dụng đất, pháp luật đất đai cho phép cá nhân có quyền về thừa kế QSDĐ. Người để lại di sản thừa kế QSDĐ chỉ có có thể là cá nhân. Điều 609 BLDS 2015 có quy định:

“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật;”. Theo quy định này, cá nhân được nhà nước giao

đất, cho thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng QSDĐ có quyền để lại di sản thừa kế là QSDĐ.

LĐĐ năm 2013 quy định về quyền để thừa kế QSDĐ của cá nhân theo hướng chỉ rõ các hình thức sử dụng đất của cá nhân: sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận QSDĐ; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế. So với quy định của BLDS năm 2005 các hình thức sử dụng đất của cá nhân đã được mở rộng hơn, cụ thể hơn.

Sự tiến bộ trong các quy định của LĐĐ năm 2013 chính là cơ sở để Nhà nước bỏ quy định về thừa kế QSDĐ trong BLDS năm 2015. Theo quan điểm của tôi, quy định như vậy là hợp lý nhằm cụ thể các trường hợp sử dụng đất được phép để lại thừa kế QSDĐ, bởi đất đai vốn là loại tài sản đặc biệt thuộc sở hữu của toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý. Do đó, khơng phải mọi loại đất đều có thể trở thành di sản thừa kế và không phải ai cũng có thể để lại di sản thừa kế là QSDĐ

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 5 LĐĐ 2013 thì hộ gia đình cũng là chủ thể sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ, nhận chuyển nhượng QSDĐ. Các thành viên hộ gia đình là những cá nhân có QSDĐ chung trong

38

hộ gia đình. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động sống khác của các cá nhân đó đều được thực hiện trên đất là tài sản chung của cả hộ gia đình. Chính vì vậy, đối với thành viên hộ gia đình thì di sản thừa kế của họ là một phần quan trọng trong khối tài sản chung của hộ gia đình.

Điểm đ khoản 1 Điều 179 LĐĐ 2013 quy định:“Cá nhân sử dụng đất có quyền

để thừa kế QSDĐ của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì QSDĐ của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Quy định trên ghi nhận quyền thừa kế đối

với QSDĐ của thành viên hộ gia đình.

Thành viên hộ gia đình xét cho đến cùng thì họ cũng là cá nhân trong hộ gia đình. Sự khác nhau giữa cá nhân và cá nhân là thành viên hộ gia đình chính là yếu tố cốt lõi để quy định về thừa kế của cá nhân và thừa kế của hộ gia đình. QSDĐ chia cho hộ gia đình được coi là tài sản chung của hộ gia đình, các cá nhân là thành viên của hộ gia đình có quyền đối với tài sản đó. Nguồn gốc hình thành tài sản là QSDĐ của cá nhân và cá nhân là thành viên của hộ gia đình là khác nhau. Thành viên hộ gia đình có QSDĐ vì họ là thành viên hộ gia đình hưởng quyền từ việc hộ gia đình đó có quyền đối với QSDĐ mà họ có. Thành viên hộ gia đình có quyền để thừa kế đối với QSDĐ nhưng là phần QSDĐ của họ trong khối QSDĐ chung của hộ gia đình. Trong thực tiễn có nhiều trường hợp, một thành viên hộ gia đình nhưng lại khơng có quan hệ huyết thống, hơn nhân hay ni dưỡng nhưng có tên trong sổ hộ khẩu gia đình vẫn được coi là thành viên của hộ gia đình đã dẫn đến những tranh chấp về di sản đối với những người trong hộ gia đình đang sử dụng đất. Chính vì vậy, khi LĐĐ năm 2013 ra đời đã đưa ra khái niệm về hộ gia đình sử dụng đất tại Khoản 29 Điều 3 như sau: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hơn nhân, huyết thống,

ni dưỡng theo quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình, đang sống chung và có QSDĐ chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ; nhận chuyển QSDĐ”. Quy định như vậy đã phần nào khắc phục được hạn

chế của luật trước đó về trường hợp người khơng có quan hệ hơn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng nhưng vẫn được coi là thành viên hộ gia đình và đương nhiên họ có quyền đối với QSDĐ chung của hộ gia đình.

Tuy nhiên, quy định như vậy vẫn chưa chặt chẽ bởi có những trường hợp có quan hệ hơn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng nhưng họ về lý không thể được coi là thành viên hộ gia đình có QSDĐ chung. Ví dụ như trường hợp con ni, con riêng cùng có tên trong sổ hộ khẩu gia đình tại thời điểm được Nhà nước cấp GCNQSDĐ. Nhưng thực tế người con ni, con riêng đó khơng có đóng góp gì để tạo ra tài sản là

39

QSDĐ. Do đó, mặc dù là thành viên hộ gia đình (theo hộ khẩu) nhưng thành viên đó khơng được có quyền đối với QSDĐ chung được. Vì vậy, theo quan điểm của tơi cần phải có quy định hợp lý và rõ ràng hơn trong trường hợp này.

Cần quy định rõ hơn việc xác định người thừa kế

Qua thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tịa án nói chung, TAND huyện Đơng Anh nói riêng là loại án có tính chất phức tạp, khó khăn trong q trình giải quyết. Pháp luật dân sự ghi nhận quyền thừa kế của cá nhân, tổ chức.Tại Điều 613 BLDS năm 2015 quy định: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn

sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc khơng là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn và hiểu như thế nào về “Người còn sống vào thời điểm mở thừa kế”, đặc biệt trong trường hợp những người thừa kế chết mà không xác định được ai chết trước, ai chết sau. Thực tế, nhiều trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau chết cách nhau một khoảng thời gian rất ngắn hay như chết trong cùng một vụ tai nạn. Trường hợp tranh chấp thừa kế xảy ra, việc xác định thời điểm ai chết trước là rất khó khăn, tạo phức tạp và vẫn mang tính quan điểm cá nhân trong quá trình giải quyết vụ án.

Tương tự, Điều 619 BLDS năm 2015 cũng quy định: Trường hợp những người

có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước thì họ khơng được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này.

Do chưa có quy định cụ thể, hướng dẫn chi tiết nên hiện nay áp dụng quy định này vẫn còn nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau.

Ví dụ: Luật dân sự Pháp thì áp dụng ngun tắc suy đốn pháp lý: “Đối với

những người dưới 15 tuổi thì người nhiều tuổi hơn được suy đốn là chết sau; trên 60 tuổi thì người ít tuổi hơn được suy đốn là chết sau; nếu đàn ơng và đàn bà không chênh nhau q 3 tuổi thì đàn ơng được suy đốn là chết sau đàn bà”. Nhưng áp

dụng nguyên tắc này cũng chưa chính xác, thiếu khách quan và suy cho cùng vẫn ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người thừa kế khác. Để tháo gỡ vướng mắc và thuận lợi khi áp dụng pháp luật thì nên sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng: Đối với giấy chứng tử của người chết cần được ghi đầy đủ cả phút, giờ, ngày, tháng, năm của người chết thơng qua việc giám định và chuẩn đốn Y khoa.

40

2.2.3.2. Chủ thể hưởng di sản thừa kế quyền sử dụng đất

Chủ thể hưởng thừa kế QSDĐ là chủ thể được hưởng thừa kế các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với một diện tích đất cụ thể nào đó do người khác để lại thừa kế quyền sử dụng đất cho mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Pháp luật về thừa kế QSDĐ hiện hành qui định để được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất, người thừa kế quyền sử dụng đất ngoài đáp ứng các điều kiện chung do pháp luật về thừa kế qui định còn phải đáp ứng các điều kiện riêng do Luật đất đai qui định như: cá nhân là cơng dân Việt Nam, thành viên hộ gia đình có quyền thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật; trường hợp người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam gắn liền với quyền sử dụng đất ở theo qui định của pháp luật về nhà ở, pháp luật đất đai có quyền được hưởng thừa kế quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt nam theo qui định của pháp luật

Người hưởng thừa kế quyền sử dụng đất là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra mà còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản là quyền sử dụng đất chết. Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc khơng phải là cá nhân ( ví dụ như tổ chức hoặc các chủ thể khác) thì phải cịn tồn tại ở thời điểm mở thừa kế

Căn cứ vào quy định của LĐĐ năm 2013 cho thấy các chủ thể sử dụng đất sau có thể là chủ thể được hưởng thừa kế QSDĐ. Cụ thể:

- Cá nhân trong nước - Tổ chức trong nước

- Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo

- Người Việt Nam định cư ở nước ngồi có quyền sở hữu nhà ở, gắn liền với quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật nhà ở và pháp luật đất đai.

Tuy nhiên, không phải các chủ thể này đều có quyền hưởng thừa kế QSDĐ đối với mọi loại đất. Bởi đất đai vốn là một loại tài sản đặc biệt. Do vậy để được hưởng thừa kế QSDĐ các chủ thể phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật đất đai qui định đối với từng loại đất.

Theo quy định của LĐĐ năm 1993 và BLDS năm 1995, khi thừa kế QSDĐ nông nghiệp trồng cây hàng năm, ni trồng thủy sản, người thừa kế ngồi việc phải thỏa mãn điều kiện về hàng thừa kế; thừa kế thế vị cịn phải có đủ điều kiện về nhu cầu sử dụng đất, có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích và chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai. BLDS năm 2005

41

và LĐĐ năm 2003 ra đời đã bỏ quy định về điều kiện đối với người thừa kế QSDĐ nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản. Những người thừa kế quyền sử dụng loại đất này cũng như những loại đất khác (đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất ở…) có thể là người khơng có nhu cầu, khơng có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích... LĐĐ năm 2013 cho phép các chủ thể hưởng quyền thừa kế QSDĐ đối với nhiều loại đất khác nhau theo quy định của pháp luật đất đai đồng thời phạm vi người hưởng thừa kế QSDĐ hiện nay được mở rộng rất nhiều. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế khách quan và khẳng định chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong quản lý đất đai.

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 169 LĐĐ 2013 thì “tổ chức, hộ gia đình,

cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển nhượng QSDĐ thông qua nhận thừa kế QSDĐ”. Trong quan hệ pháp luật dân sự hộ gia đình khơng được coi là chủ thể

pháp lý độc lập, nhưng trong quan hệ pháp luật đất đai thì đương nhiên thừa kế QSDĐ hộ gia đình vẫn được coi là chủ thể pháp lý độc lập. Có thể thấy trường hợp người nhận thừa kế QSDĐ là hộ gia đình chưa có sự thống nhất giữa LĐĐ và BLDS hiện hành. Nhưng bởi vì kinh tế hộ gia đình trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam đã gắn liền với sự phát triển đất nước từ rất lâu rồi nên hiện nay việc xóa bỏ kinh tế hộ gia đình là pháp luật chưa làm được nên hộ gia đình vẫn được coi là một chủ thể pháp lý độc lập trong nông nghiệp, cho nên là luật đất đai vẫn thừa nhận.

Ngoài ra, theo quy định tại Đoạn 3, điểm đ, khoản 1 Điều 179 LĐĐ 2013 thì

“Trong trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế QSDĐ; nếu khơng thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó”. Theo đó thì, người Việt Nam định cư ở

nước ngồi thuộc đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với QSDĐ ở tại Việt Nam và người này theo như quy định ở trên sẽ được nhận thừa kế QSDĐ. Ngược lại, nếu người Việt nam định cư ở nước ngồi khơng thuộc đối tượng trên thì chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế đó.

Cần bổ sung, sửa đổi quy định đối với trường hợp từ chối nhận di sản

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)