Về các hình thức thừa kế quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 50 - 53)

Theo quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, có hai hình thức thừa kế quyền sử dụng đất là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Như vậy, người thừa kế quyền sử dụng đất sẽ bao gồm người thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc và người thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật.

43

2.2.4.1 Thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc

Pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt của các chủ thể sử dụng đất trong việc để lại di sản thừa kế QSDĐ. Việc ghi nhận QSDĐ là một loại tài sản được để lại thừa kế là tiền đề quan trọng cho việc các chủ thể sử dụng đất được tự do bày tỏ ý chí của mình đối với loại tài sản này trên cơ sở quy định của pháp luật. Một trong những hình thức đó là để lại di sản thừa kế thông qua việc lập di chúc. Theo Điều 609 BLDS 2015 thì “cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình” đồng thời

“hưởng di sản theo di chúc”. Như vậy, người hưởng thừa kế theo di chúc trước hết

là cá nhân. Cá nhân đó được xác định cụ thể theo di chúc và có thể là bất kỳ một ai khơng cần biết họ có quan hệ hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng với người để lại di sản thừa kế hay khơng. Chỉ cần cá nhân đó là người được người để lại di sản thừa kế là QSDĐ chỉ định là người hưởng di sản thừa kế trong di chúc thì đương nhiên được hưởng di sản thừa kế.

Đối với người thừa kế là cá nhân, BLDS năm 2015 khơng có gì thay đổi về quyền thừa kế và điều kiện được hưởng thừa kế so với BLDS 2005. Tuy nhiên, đối với người thừa kế là chủ thể khác thì BLDS năm 2015 đã có sự thay đổi so với BLDS năm 2005. Tại Điều 609 đã thay thế cụm từ “cơ quan, tổ chức, Nhà nước” thành cụm

từ “người thừa kế khơng phải là cá nhân”. Có thể thấy quy định này theo hướng mở

rộng phạm vi đối tượng trong quan hệ thừa kế theo di chúc. Sự thay đổi này theo tơi thấy là rất tiến bộ vì di chúc là ý chí của người để lại di sản thể hiện ý nguyện tài sản của mình sẽ trao cho ai, nên khi người lập di chúc muốn định đoạt tài sản cho bất kỳ ai cũng cần được tôn trọng, miễn là không trái pháp luật, không bắt buộc đối tượng nhận di sản đó là cá nhân, pháp nhân.

2.2.4.2 Thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật

Người để lại di sản thừa kế có thể tự do định đoạt tài sản là QSDĐ của mình cho người khác nhưng khơng có nghĩa là sự định đoạt của họ là tuyệt đối và khơng phải trong mọi trường hợp họ đều có thể thể hiện ý chí của bản thân mình. Nếu chủ thể hưởng thừa kế QSDĐ theo di chúc rất rộng thì đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật, những người được thừa kế chỉ có thể là cá nhân và là những người có quan hệ hơn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng với người để lại di sản.

Những người được thừa kế QSDĐ theo pháp luật là những người thuộc diện và hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015 như sau:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

44

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu khơng cịn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, khơng có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, những người được thừa kế này còn thuộc trường hợp quy định tại Điều 652 về thừa kế thế vị; Điều 653 về Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ; Điều 654 về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế.

Tuy nhiên, dù là người thừa kế theo di chúc hay thừa kế theo pháp luật thì ngồi việc phải tuân thủ những quy định riêng theo quy định của LĐĐ năm 2013, người hưởng thừa kế QSDĐ còn phải đáp ứng điều kiện chung được quy định tại Điều 613 BLDS 2015 về người thừa kế: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào

thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc khơng là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.” và không thuộc trường

hợp không được hưởng di sản theo Điều 621 BLDS 2015.

Theo quan điểm của tôi, quy định này chưa thực sự phù hợp trong một số trường hợp. Quy định này nằm ở phần chung của thừa kế nên có quan điểm cho rằng quy định này áp dụng cho cả trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, quy định người thừa kế sinh ra và còn sống nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết chỉ áp dụng cho trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật. Nói như vậy là bởi mục đích của quy định như vậy là để xác định mối quan hệ huyết thống của người sinh ra sau thời điểm người để lại di sản chết. Nếu có quan hệ huyết thống thì đứa trẻ đó là người thừa kế cịn nếu khơng có quan hệ huyết thống thì đứa trẻ đó khơng thể trở thành người thừa kế theo pháp luật. Hơn nữa trong trường hợp thừa kế theo di chúc thì người hưởng thừa kế có thể là bất kỳ ai khơng bắt buộc họ có quan hệ thế nào với người để lại di sản thừa kế nên quy định này không áp dụng với trường hợp thừa kế theo di chúc.

45

Quy định như vậy xét trong điều kiện hồn cảnh thực tế hiện nay đã khơng còn phù hợp, bởi sự phát triển của y học đã mang lại những thành quả lớn lao trong việc gìn giữ và bảo tồn nịi giống của con người. Việc thụ tinh trong ống nghiệm và tinh trùng của người đàn ơng có thể được lưu giữ trong Ngân hàng tinh trùng đã giúp cho nhiều trường hợp gia đình vẫn có con khi mà người bố đã chết.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)