Tăng cường hòa giải các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 79 - 87)

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử

3.2.3. Tăng cường hòa giải các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Thứ nhất, đối với hòa giải tại cấp cơ sở thuộc huyện Đông Anh. Căn cứ quy

định Luật đất đai năm 2013, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định theo hướng các tranh chấp liên quan đến đất đai dù đã có GCNQSDĐ hay chưa thì Tịa án nhân dân đều có thẩm quyền giải quyết, nhưng pháp luật lại không cấm việc các bên tranh chấp được yêu cầu giải quyết tại cấp cơ sở. Đây là một điểm mới tiến bộ, nhằm tránh việc để chính quyền cấp cơ sở vừa đá bóng, vừa thổi cịi. Tuy nhiên, hịa giải là một biện pháp mềm dẻo, linh hoạt, hiệu quả giúp cho các bên tranh chấp tìm ra một phương pháp thống nhất để tháo gỡ mâu thuẫn, bắt đồng trong quan hệ pháp luật đất đai nói chung và quan hệ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở nói riêng. Việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hịa giải góp phần đảm bảo pháp luật đất đai được tuân thủ, phát huy vai trò trong đời sống xã hội.

Hơn nữa, chính quyền địa phương là cơ quan trực tiếp quản lý, biết rõ hồ sơ, thực tế, nguồn gốc về đất đai, nhà ở là di sản thừa kế. Tuy nhiên, để giải quyết dứt khốt, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao đối với phương án tăng cường hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp cơ sở thì tác giả cho rằng:

Nên thành lập một Ban hòa giải là thành phần của UBND xã/phường và bắt buộc phải có thành phần tham gia của hịa giải viên có trình độ pháp lý nhất định.

Đồng thời, cần quy định rõ trách nhiệm của cán bộ tham gia cơng tác hịa giải, khơng hịa giải qua loa, hình thức mà khơng quan tâm đến chất lượng hịa giải. Bổ sung, hoàn thiện quy định trên vừa giải quyết nhanh chóng, thuận tiện, đỡ tốn kém cho đương sự và ngân sách Nhà nước, vừa giảm tải cơng việc cho cơ quan Tịa án mà nội dung hòa giải vẫn đảm bảo được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

Thứ hai, Thực hiện tốt Luật hịa giải, đối thoại tại Tịa án có hiệu lực từ ngày

01/01/2021 tại TAND huyện Đông Anh

Nhằm để đảm bảo hiệu quả và nâng cao chất lượng cơng tác hịa giải, nên có những quy định riêng phù hợp với tính đặc thù của mỗi loại tranh chấp, nhất là tranh chấp đất đai, tranh chấp quyền sử dụng đất ở và nhà ở.

Nhận thức được tính hiệu quả và khả thi đối với cơng tác hịa giải và nhằm phát huy những ưu điểm của việc hòa giải, đối thoại, tham gia cùng Tòa án trong việc giải quyết các mâu thuẫn trong đời sống xã hội, hàn gắn được những rạn nứt, giảm số lượng các vụ, việc phát sinh phải giải quyết bằng xét xử, tiết kiệm được chi phí, thời gian, cơng sức của đương sự và Nhà nước.

72

Hòa giải viên thực hiện việc họp kín, họp chung linh hoạt; Hịa giải viên có thể giải thích, phân tích, đưa ra quan điểm, ý kiến và những hậu quả có thể xảy ra đối với tranh chấp đang giải quyết... để giúp các bên hiểu đúng bản chất đối với các vấn đề đang tranh chấp để tự nguyện thỏa thuận, giải quyết vụ án.

Cần sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền địa phương các cấp, các sở ban ngành và tạo sự đồng thuận trong quần chúng nhân dân. Tích cực hưởng ứng và ưu tiên chọn lựa phương thức giải quyết tranh chấp khiếu kiện thơng qua hịa giải, góp phần đảm bảo sự thành cơng của hoạt động hịa giải, đối thoại.Tiếp tục quán triệt chủ trương của ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương và lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đến các hòa giải viên thực hiện nghiêm túc;

Cần chú trọng phân cơng hịa giải viên, đối thoại viên phù hợp với thời hạn, chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm của từng cá nhân. Hịa giải viên, đối thoại viên khơng ngừng nghiên cứu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, vận dụng kĩ năng hòa giải và vận dụng kiến thức kinh nghiệm, tâm huyết và cả uy tín của các đồng chí để triển khai thành cơng thí điểm hịa giải đối thoại.

3.2.4. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa cơ quan quản lý đất đai thuộc UBND các cấp với TAND huyện Đông Anh trong giải quyết các vụ việc tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất

Thứ nhất, Cần luật hóa và có cơ chế cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm,

nghĩa vụ phải phối hợp và cả trong việc cung cấp chứng cứ, tài liệu giữa UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn liên quan với cơ quan tiến hành tố tụng:

Tranh chấp đất đai nói chung, thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở nói riêng đang là loại quan hệ tranh chấp ngày càng phức tạp, số lượng vụ án tăng nhanh trong những năm gần đây. Bản chất đối với quan hệ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở, thường xảy ra giữa các cá nhân có mối quan hệ gia đình là chủ yếu. Như vậy, vấn đề đặt ra việc tranh chấp được giải quyết triệt để, hợp tình, có lý thì bên cạnh TAND có thẩm quyền giải quyết thì sự phối kết hợp, hỗ trợ của UBND các cấp là vô cùng quan trọng.

Bởi lẽ, UBND là cấp chính quyền gần gũi, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của dân nhất và cũng là cơ quan trực tiếp quản lý mọi tài liệu, chứng cứ, hồ sơ pháp lý về đất đai của cơng dân. Do đó, tăng cường sự phối hợp giữa UBND các cấp với Tòa án là một biện pháp hữu hiệu, việc làm rất thiết thực đảm bảo cho việc giải quyết các vụ án chính xác, nhanh chóng và khách quan nhất. Cần có quy chế phối hợp trong việc giải quyết vụ việc dân sự giữa Tòa án với UBND và các cơ quan có liên quan.

73

Thứ hai, không ngừng nâng cao trách nhiệm của cán bộ, phịng ban chun

mơn trong lĩnh vực đất đai trong việc phối hợp với Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai:

Tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất đây là thuộc lĩnh vực dân sự, về nghĩa vụ chứng minh được quy định tại khoản 1, Điều 91 BLTTDS năm 2015, thì đương sự có u cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Tuy nhiên, thực tiễn nhiều giấy tờ, hồ sơ công dân tự đi thu thập lại gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc hoặc khơng thể tự thu thập. Bởi, luật quy định việc các cơ quan chuyên môn cung cấp tài liệu, chứng cứ là chỉ sự phối hợp mà khơng có một chế tài rõ ràng việc nếu không phối hợp, vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin.

Qua thực tiễn công tác, tác giải thấy việc thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ là một khâu vô cùng quan trọng vừa quyết định đến tiến trình giải quyết vụ án, quyết định đến nội dung giải quyết vụ án có được minh bạch, khách quan hay không. Để đạt được yêu cầu này, trước hết UBND xã và huyện Đông Anh và các cơ quan chuyên môn phải tăng cường công tác quản lý đất đai, điều chỉnh biến động kịp thời, có biện pháp đo vẽ hiện trạng đất tranh chấp đúng quy định, hạn chế thấp nhất các sai số có thể xảy ra khi xem xét cấp GCNQSDĐ cho các cá nhân, tổ chức. Đồng thời, cần sửa đổi, bổ sung Luật tiếp cận thông tin năm 2016 theo hướng: Quy định rõ hơn về trách nhiệm và đưa ra biện pháp xử lý đối với các cơ quan, tổ chức trong việc không phối hợp, nhũng nhiễu trong cung cấp thơng tin cho người dân khi có u cầu.

74

Kết luận Chương 3

Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật về thừa kế QSDĐ và thực tiễn áp dụng tại TAND huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, tại chương 3 tác giả luận văn đã nghiên cứu đề xuất được một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật về thừa kế QSDĐ về: xác định đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp thừa kế theo Điều 168 Luật Đất đai năm 2013; quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm tại Điều 179 Luật đất đai năm 2013; hộ gia đình sử dụng đất và thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất; quy định người thừa kế tại Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015; hình thức di chúc; vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng….

Ngoài ra, tại chương 3 tác giả luận văn cũng đã nghiên cứu đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất tại Tịa án nhân dân huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội như: Tăng cường hòa giải các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Tăng cường phối hợp giữa cơ quan quản lý đất đai thuộc UBND các cấp với TAND huyện Đông Anh; Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân; nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính tư pháp và đội ngũ thẩm phán…

75

KẾT LUẬN

Thừa kế QSDĐ không chỉ ở nước ta mà các nước trên thế giới là một vấn đề được đánh giá là rộng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Do đó, đây ln là một vấn đề nóng được quan tâm đặc biệt ở bất kỳ quốc gia nào và trong bất kỳ giai đoạn nào. Thừa kế đi liền với sở hữu là một trong những cách thức để bảo vệ quyền sở hữu. Trong khi đó đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt của mỗi chủ thể trong xã hội. Các quốc gia khác nhau sẽ có các chế định khác nhau về pháp luật đất đai nói chung và thừa kế QSDĐ nói riêng.

Quan hệ thừa kế QSDĐ với tư cách là một quan hệ xã hội đã chứa đựng trong bản thân nó tính phức tạp và ngày càng phức tạp hơn cùng với sự phát triển của xã hội. Khi được luật hóa, các quy định về thừa kế và quy định của đất đai song hành đã tạo ra những quy định không phù hợp với nhau giữa các văn bản luật hoặc giữa văn bản luật với các văn bản hướng dẫn. Những ngun nhân này đã gây ra khơng ít khó khăn cho người dân cũng như việc áp dụng pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế QSDĐ. Vì lẽ đó, tơi đã mạnh dạn chọn đề tài này cho luận văn, hy vọng cơng trình có thể đóng góp phần nào vào việc nâng cao hiệu quả của xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật về thừa kế QSDĐ đồng thời là nguồn tham khảo cho việc nghiên cứu các vấn đề về thừa kế nói chung và thừa kế QSDĐ nói riêng.

Luận văn đã nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về thừa kế QSDĐ và pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, nghiên cứu đánh giá được vai trò của pháp luật về thừa kế QSDĐ đối với đời sống, xã hội. Luận văn cũng đã nghiên cứu, phân tích và đánh giá một cách tổng thể, khá toàn diện và sâu sắc các quy định của pháp luật Việt Nam về thừa kế QSDĐ, chỉ ra được những điểm tích cực và hạn chế bất cập. Qua đó, thấy rằng các quy định của pháp luật Việt Nam về thừa kế QSDĐ hiện nay có nhiều điểm chưa phù hợp, chưa bảo đảm được lợi ích của người sử dụng đất, cịn tồn tại nhiều quy định chưa cụ thể, rõ ràng gây khó khăn trong việc áp dụng và giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất và các tranh chấp có liên quan đến quyền sử dụng đất. Từ đó, tác giả luận văn đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hồn thiện quy định của pháp luật về thừa kế QSDĐ; các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất tại TAND huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội và nước ta nói chung.

76

Mặc dù đã có sự nỗ lực và cố gắng nhất định, song luận văn này cũng khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong nhận được những góp ý chân thành của các Thầy, Cô và của tất cả những ai quan tâm để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS năm 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2016.

2. PGS.TS. Đỗ Văn Đại (Chủ biên), Luật thừa kế Việt Nam. Bản án và bình luận bản án, (tập 1), Nxb. Chính trị quốc gia 2019.

3. Trần Thị Huệ (2007), Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

4. Phạm Văn Tuyết (2007), Thừa kế quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. TS. Nguyễn Minh Tuấn, Pháp luật thừa kế của Việt Nam – Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb. Lao động – Xã hội, 2009.

6. Trường đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập một, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

7. Trường đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập hai, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

8. Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

9. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội.

10. Phùng Quang Tập (2008), Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội

11. Giáo trình Luật dân sự của Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2018;

12. Chương V. Quyền Thừa kế, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1, 2) trường Đại học Luật Hà Nội do PGS.TS. Đinh Văn Thanh và TS. Nguyễn Minh Tuấn Chủ biên, Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2019;

13. Giáo trình Luật dân sự (tập 1,2) do Nguyễn Ngọc Điện làm chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020;

78

14. Sách tham khảo: Vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại, do Nguyễn Minh Oanh làm chủ biên, Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2018; Dương Bạch Long - Nguyễn Xuân Anh (2005),

15. Tìm hiểu các quy định của pháp luật về thừa kế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia;

16. "Câu hỏi và giải đáp pháp luật về thừa kế" của Luật sư Lê Kim Quế; "Hỏi đáp về pháp luật thừa kế" của Tiến sĩ Đinh Văn Thanh và Luật sư Trần Hữu Biền.

.17. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2016): Án lệ số 06/2016/AL, 18. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ban hành ngày 28/11/2013.

19. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ban hành ngày 24/11/2015. 20. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ban hành ngày 14/06/2005. 21. Quốc hội (2013), Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ban hành ngày 29/11/2013. 22. Quốc hội (2003), Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ban hành ngày 26/11/2003. 23. Quốc hội (2014), Luật Hơn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ban hành ngày 19/06/2014.

24. Quốc hội (2014), Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ban hành ngày 25/11/2014. 25. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ban hành ngày 25/11/2015

26. Quốc hội (2020), Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án số 58/2020/QH11 ban hành ngày 16/06/2020.

27. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

28. Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội (2019) Quyết định giám đốc thẩm số

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)