1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất
1.5.3. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân
Có thể khẳng định thiếu hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật đất đai, pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhiều các vụ việc về thừa kế QSDĐ được đưa ra Tòa án yêu cầu giải quyết. Có thể nói hiện nay, một bộ phận khơng nhỏ người dân vẫn chưa có thái độ tơn trọng pháp luật, có thái độ thờ ơ hoặc lẩn tránh các quy định của pháp luật: khơng có thói
27
quen để lại di chúc trước khi chết, khơng có thói quen lập di chúc để lại QSDĐ theo đúng các quy định của pháp luật: viết di chúc chung chung, không công chứng chứng thực, di chúc miệng với các con mà khơng có ai chứng kiến ... Đa số họ sử dụng đất theo phong tục, tập quán kiểu “cha truyền, con nối” mà khơng có giấy tờ chia thừa kế rõ ràng nên khi cịn sống khơng mấy quan tâm đến việc lập di chúc để phân chia di sản của mình cho người được chỉ định. Bên cạnh đó, tâm lý, tình cảm của người Việt Nam, vốn khơng muốn rạch rịi về tài sản, sợ rằng sự rạch rịi ấy sẽ làm rạn nứt tình cảm anh em trong gia đình, ảnh hưởng đến truyền thống tốt đẹp của dịng họ nên khơng có thói quen để lại di chúc khi qua đời. Họ luôn mặc định cho rằng tài sản do mình tạo dựng sẽ thuộc về con cháu nên không cần phải lập di chúc. Hơn nữa, không một ai mong muốn rằng sau khi qua đời thì các con, cháu hoặc người thân thích của mình lại tranh chấp với nhau về tài sản của mình, đem chuyện của gia đình mình kiện ra Tòa án.
Nhiều trường hợp cá nhân có để lại di chúc trước khi chết nhưng lại khơng có giá trị pháp lí, do di chúc khơng đáp ứng những quy định của pháp luật nên dù có lập di chúc thì cũng khơng có giá trị. Chính tâm lý đó đã tạo ra sự khơng rõ ràng trong việc phân chia di sản do người chết để lại: con trưởng – con thứ, con trai – con gái của người chết….. Do đó, các tranh chấp thừa kế QSDĐ xuất phát từ chính là việc khơng có di chúc để lại, hoặc có để lại thì cũng khơng đáp ứng các quy định của pháp luật. Nguyên nhân này cũng lí giải thực tế các vụ án về thừa kế QSDĐ đa phần đều được giải quyết chia theo pháp luật.
Bên cạnh đó, ý thức pháp luật của người dân cũng chưa được cao, nhiều đương sự khi tham gia tố tụng tại Tịa khơng hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình, nhiều bị đơn khi bị khởi kiện có sự ỷ lại, coi việc chứng minh là trách nhiệm của Tòa án. Trong nhiều trường hợp, các đương sự có sự tranh giành nhau phần di sản thừa kế là QSDĐ vì lịng tham và khơng hiểu rõ pháp luật thậm chí là cố tình khơng chịu hiểu. Đây cũng là một trong những yếu tố dẫn đến các tranh chấp về thừa kế QSDĐ có chiều hướng tăng cao, ngày càng phức tạp.