Về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 53 - 54)

Thực tế cho thấy, mặc dù pháp luật về đất đai và pháp luật về thừa kế nói chung và thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng đã có những qui định khá cụ thể, rõ ràng về xác định di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, người có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất, người được hưởng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, thủ tục để lại thừa kế và thủ tục nhận di sản được thừa kế là quyền sử dụng đất; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất. Tuy nhiên do nhiều lý do, nguyên nhân khác nhau vẫn xảy ra khá nhiều các vụ việc tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất. Khi các tranh chấp về thừa kế xảy ra nếu không được giải quyết kịp thời làm phát sinh nhiều hệ lụy như: làm mất tình đồn kết anh em, họ tộc; làm mất trật tự, an toàn xã hội, nhiều vụ việc nghiêm trọng đã dẫn đến các xô xát, ẩu đả

46

gây thiệt hại nặng nề về tinh thần, sức khỏe của các bên tranh chấp, thậm chí là nhiều trường hợp đã bị hủy hoại tài sản, thiệt hại về tính mạng con người. Do vậy, khi các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp về thừa kế tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất phát sinh càn phải được giả quyết nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả.

Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 26 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Tuy nhiên, để giữ gìn và khơng ngừng tăng cường tình thương u, tình đồn kết trong gia đình, họ tộc, trong cơng đồng dân cư, pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất khuyến khích trước hết các vụ việc tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất phải được tiến hành theo các phương thức: tự thỏa thuận giũa các bên tranh chấp, thực hiện hòa giải tại cộng đồng dân cư; nếu hòa giải tại cộng đồng dân cư khơng hiệu quả thì tiến hành hịa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã. Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp xã, các tổ chức chính trị-xã hội cấp xã và các bên tranh chấp hòa giải các tranh chấp về quyền sử dụng đất. Trường hợp hịa giải thành thì Uỷ ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải thành và có chữ ký của các bên tranh chấp và của tất cả các thành viên tham gia phiên hịa giải. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ thực hiện các cam kết tại phiên họp hòa giải. Trường hợp hịa giải khơng thành hoặc hịa giải thành nhưng một trong các bên khơng thực hiện thỏa thuận đã cam kết thì Uỷ ban nhân dân cấp xã lập biên bản và hướng dẫn các bên làm thủ tục yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết theo qui định của Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)