1.3. Nội dung của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất
1.3.5. Qui định về trình tự, thủ tục đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất
Bước đầu tiên trong quy trình thủ tục để nhận thừa kế quyền sử dụng đất là những người thừa kế phải tiến hành khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế, nếu khơng có di chúc, di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người hoặc di chúc không hợp pháp. Nếu những người nhận thừa kế muốn sở hữu chung quyền sử dụng đất, cùng quản lý và sử dụng thì lập văn bản khai nhận di sản, còn muốn quyền sử dụng đất được chia cụ thể cho từng người, mỗi người có quyền sử dụng riêng thì sẽ lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trường hợp có di chúc thì sẽ phân chia theo ý chí của người để lại di chúc. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận phân chia di sản dẫn đến phát sinh tranh chấp thì phải u cầu Tịa án giải quyết.
Thủ tục khai nhận di sản là quyền sử dụng đất được thực hiện tại phịng cơng chứng. Người nhận thừa kế phải nộp một bộ hồ sơ có các giấy tờ theo sự hướng dẫn của từng phịng cơng chứng, các giấy tờ đó bao gồm:
- Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế;
- Chứng minh nhân dân, căn cước công dân/ hộ chiếu, hộ khẩu của người để và người nhận di sản;
- Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện);
- Giấy chứng tử của người để lại di sản; - Di chúc (nếu có);
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người để lại di sản (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải có một trong các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp được Nhà nước thừa nhận trong các văn bản pháp luật).
Căn cứ vào hồ sơ này, phịng cơng chứng ra thơng báo niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường nơi có tài sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người chết. Sau 15 ngày niêm yết, nếu khơng có tranh chấp khiếu nại gì thì cơng chứng viên sẽ lập văn bản khai nhận, phân chia di sản thừa kế theo quy định. Hiện nay, Luật công chứng đã
23
có những quy định cụ thể về việc cơng chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, công chứng văn bản khai nhận di sản, công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Ngoài ra, những người nhận thừa kế cũng có thể xin chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản nhận thừa kế tại UBND có thẩm quyền.
Tuy có quy định tương đối cụ thể, rõ ràng nhưng thủ tục niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường trong thời hạn 15 ngày đã không mang lại hiệu quả cao trên thực tế. Mục đích của việc niêm yết là nhằm để xác định có hay khơng có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất mà lại niêm yết ở UBND thì khơng hợp lý. Vì UBND là cơ quan hành chính Nhà nước, chỉ khi cần thực hiện các thủ tục hành chính để phục vụ cho công việc hay nhu cầu cá nhân người dân mới đến đây, và khi đến họ cũng chỉ mong muốn nhanh chóng thực hiện xong cơng việc chứ khơng để ý, quan tâm đến những bảng thông báo được đặt ở đây.
Bước tiếp theo, tất cả các chủ thể nhận thừa kế quyền sử dụng đất sẽ nộp hồ sơ đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất tại Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Sở Tài Nguyên và Môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất cũng được quy định cụ thể không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Luật Đất đai năm 2013 có qui định về hình thức đăng ký điện tử, đây là qui định mới so với Luật Đất đai năm 2003, góp phần thúc đẩy nhanh chóng việc đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, tiết kiệm nhiều thời gian, cơng sức cho NSDĐ.
Nhìn chung, pháp luật quy định khá cụ thể về trình tự, thủ tục nhận thừa kế quyền sử dụng đất. Thừa kế quyền sử dụng đất là hành vi pháp lý đơn phương lại thường xuyên diễn ra nên các quy định có phần ổn định, thuận lợi cho việc áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó, với việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa đã và đang tạo điều kiện cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách nhanh chóng, hiệu quả.