1.3. Nội dung của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất
1.3.6. Qui định về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Tranh chấp về vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất được hiểu là tình trạng xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ giữa những người trong quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất có liên quan đến những di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, giữa những người được hưởng thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc với nhau.
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có một số dạng phổ biến sau:
– Yêu cầu chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật;
24
– Yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình, bác bỏ quyền thừa kế của người khác;
– Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại;…
Về thời hiệu khởi kiện: Theo quy định của BLDS 2015 (có hiệu lực từ ngày 01.7.2016) thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế lại có nhiều thay đổi, cụ thể: Theo quy định tại Điều 623 BLDS 2015: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Như vậy nếu như hết thời hạn trong 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản nếu như người được thừa kế không đạt được yêu cầu về việc chia di sản thì người đó sẽ mất quyền yêu cầu chia di sản. Trong trường hợp di sản được đặt dưới sự quản lý thực tế cần được liên tục, cũng như công khai của một đồng thừa kế nào đó, thì việc mất đi quyền u cầu cũng như chia di sản cùng đồng nghĩa với việc người này cũng bị mất luôn phần di sản được hưởng. Đây cũng là một điểm đáng lưu ý nhất trong quy định về thời hiệu khởi kiện chia thừa kế trong BLDS năm 2015.
Chủ thể giải quyết: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất do Tòa án giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.