Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 64 - 71)

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân

2.2.3. Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng

dụng đất tại huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.

2.2.3.1 Kết quả đạt được

Nhìn chung, mặc dù số lượng các vụ tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất tại huyện Đơng Anh có xu hướng tăng gia tăng cả về số lượng lẫn độ phức tạp. Tuy nhiên, với sự chủ động trong công việc tiếp nhận và đánh giá tình hình cùng với những chỉ đạo sát sao trong công tác tổ chức, tiếp nhận, xử lý các vụ án tại tịa án nhân dân huyện Đơng Anh nói riêng và trong tồn hệ thống Tịa án nói chung. Trong đó, nịng cốt là cơng tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cùng với việc tổ chức kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm và kỷ luật đã giúp cơng tác xét xử trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực.

Về cơng tác áp dụng pháp luật: Tịa án nhân dân huyện Đông Anh đã áp dụng đúng các quy định của pháp luật nội dung để giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, góp phần đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các đương sự. Về mặt hình thức, tịa án đã tn thủ đúng trình tự thủ tục tố tụng, đảm bảo giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và đúng tiến độ.

Đáng chú ý, Tịa án đã làm tốt cơng tác hịa giải trong giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, qua đó khơng chỉ góp phần giải quyết vụ án nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và cơng sức cho đương sự mà cịn giúp củng cố tình đồn kết trong gia đình, nhìn rộng hơn nó góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Qua cơng tác hịa giải, uy tín của cơ quan tư pháp nói riêng và nhà nước nói chung đối với nhân dân cũng tăng lên đáng kể, hạn chế những áp lực do quá tải án tại tòa án nhân dân.

57

Đồng thời, trong những năm qua, Tồ án đã có nhiều cách thức xử lý mang tính chủ động, sáng tạo, tổ chức thực hiện nhiều giải pháp, như: tăng cường sự phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan; tăng cường kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cán bộ, công chức; chủ động nắm bắt tiến độ và xây dựng kế hoạch công tác xét xử của đơn vị; làm tốt công tác điều động, biệt phái cán bộ, Thẩm phán;...nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết, khắc phục tình trạng án tồn đọng, án quá hạn luật định.

Về công tác thu thập chứng cứ, một mặt tòa án đã quan tâm làm tốt việc hướng dẫn cho các đương sự thực hiện các nghĩa vụ về cung cấp chứng cứ. Mặt khác, tịa án cũng tích cực tự mình xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp được đương sự yêu cầu (do bản thân các đương sự không đủ các điều kiện để thu thập hoặc do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gây khó khăn trong việc giao nộp tài liệu, chứng cứ). Như vậy sự phối hợp giữa tòa án và đương sự cùng những tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ án trong việc thu thập chứng cứ đã được tăng cường hơn, góp phần giải quyết vụ án được thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả.

Đối với hoạt động quản lý nội bộ, cơ quan đã nghiêm túc thực hiện việc kiểm điểm đối với các thẩm phán có án quá hạn, án bị hủy; ngay sau khi nhận lại hồ sơ vụ án, lãnh đạo Tòa án đã tổ chức họp với tập thể thẩm phán xác định rõ nguyên nhân để rút kinh nghiệm sâu sắc không chỉ riêng đối với thẩm phán có án bị hủy mà cịn là bài học chung cho các thẩm phán để không lặp lại sai lầm.

2.2.3.2 Hạn chế, bất cập và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Tịa án nhân dân huyện Đơng Anh vẫn cịn một số hạn chế, bất cập xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan của cơng chức, cán bộ tịa án cũng như từ những nguyên nhân khách quan, cụ thể như:

Thứ nhất, khó xác định đương sự trong giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Bất cập này có nguyên nhân một phần từ quy định của pháp luật thừa kế lẫn thực tiễn cuộc sống. Điển hình nhất là bất cập trong việc xác định đối tượng hưởng di sản thừa kế trong trường hợp thừa kế thế vị và xác định đối tượng hưởng di sản trên cơ sở mối quan hệ nuôi dưỡng giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế.

Nếu một người khơng có quyền hưởng di sản thừa kế của người để lại di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015. Vậy trong trường hợp người này chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì con của họ có được hưởng thừa kế thế vị hay khơng? Pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này,

58

do đó giữa các tịa án cũng có những quan điểm xét xử và áp dụng khác nhau đối với các tình huống tương tự. Nhiều quan điểm cho rằng sẽ khơng có thừa kế thế vị trong các trường hợp này bởi lẽ quyền của người được thừa kế thế vị được thừa hưởng từ người có hàng thừa kế cao hơn để lại. Theo phép suy luận logic vậy nếu người ở hàng thừa kế cao hơn khơng có quyền hưởng di sản thừa kế do vi phạm khoản 1, Điều 621 nêu trên sẽ dẫn đến người thế vị của họ cũng khơng có quyền này.

Đối với trường hợp quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế. Điều 654 BLDS quy định con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được hưởng di sản thừa kế của nhau. Như vậy, tiêu chí để xác định con riêng với bố dượng, mẹ kế có được hưởng thừa kế của nhau hay khơng là dựa vào quan hệ chăm sóc, ni dưỡng lẫn nhau. Nếu hai phía khơng có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng lẫn nhau thì khơng được hưởng thừa kế của nhau. Tuy nhiên, thế nào là có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng như cha con, mẹ con thì pháp luật chưa quy định rõ ràng, cụ thể. Trường hợp người con riêng đi làm xa, thỉnh thoảng chỉ gửi tiền về cho cha dượng, mẹ kế, vậy có coi là đã chăm sóc, ni dưỡng hay khơng? Điều này vẫn phải phụ thuộc vào nhìn nhận và đánh giá chủ quan của thẩm phán. Nói cách khác, đây vẫn là một quy định mang tính định tính, do đó cần có văn bản hướng dẫn nêu ra tiêu chí để xác định thế nào là quan hệ chăm sóc, ni dưỡng giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế. Trên thực tế, có rất nhiều những tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, do không xác định được thế nào là có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con mà khi giải quyết đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những người con riêng, bố dượng, mẹ kế, làm cho công tác xét xử, giải quyết thiếu tính chính xác, hiệu quả.

Ngoài ra, việc xác định người được hưởng di sản thừa kế là con ngoài giá thú của người chết cũng là một khó khăn vướng mắc trong q trình giải quyết vụ án. Bởi lẽ, trong nhiều trường hợp những người được hưởng di sản từ chối giám định ADN vì sợ quyền lợi của mình bị ảnh hưởng hay có nên quy định việc xét nghiệm ADN là bắt buộc trong trường hợp xác định mối quan hệ cha-mẹ-con để được hưởng thừa kế...

Thứ hai, những bất cập trong khi tiến hành hòa giải.

Hòa giải là nguyên tắc giải quyết vụ án dân sự được quy định tại điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hịa giải và tạo điều kiện

thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự”, thể

hiện tính tự định đoạt của các bên trong quan hệ pháp luật dân sự, tuy nhiên trong một số trường hợp hoạt động này vẫn bị xem nhẹ và tồn tại nhiều sai xót như: khơng

59

thông báo đầy đủ thơng tin về phiên hịa giải theo như: thời gian, địa điểm và những nội dung cần hòa giải. Điều này dẫn đến đương sự bối rối trong việc chuẩn bị cho phiên hịa giải. Có trường hợp, khi tiến hành hịa giải, Thẩm phán chủ động bày tỏ quan điểm và can thiệp quá sâu vào việc quyết định của các bên. Hay một số thủ tục bị bỏ xót đáng tiếc như: khơng ghi họ tên những người tham gia hịa giải, chỉ có chữ ký ở phần cuối biên bản hịa giải thành; có vụ án biên bản hịa giải thành khơng ghi ngày, tháng, năm nên khơng có căn cứ để tính thời hạn ra quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự; có quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự có nội dung khơng thống nhất với Biên bản hòa giải thành…

Thứ ba, trong quá trình tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp tại TAND. Tòa

án tự đặt ra những điều kiện không phù hợp với quy định pháp luật, gây khó khăn cho người khởi kiện. Nhiều thủ tục không được luật quy định nhưng vẫn yêu cầu đương sự thực hiện hoặc vì muốn giảm tải cơng việc cho mình mà cán bộ tịa án đẩy trách nhiệm sang cho đương sự. Nhiều vụ án có một nguyên đơn và nhiều bị đơn hoặc ngược lại có cùng tính chất, cùng chủ thể, cùng quan hệ pháp luật và khách thể lại không được xét xử trong cùng một vụ án, mà được tách ra thành nhiều vụ gây khó khăn, tốn kém về thời gian.

Thứ tư, về xác định yêu cầu phản tố có nhiều sự nhầm lẫn. Theo quy định tại

Điều 200 BLTTDS thì bị đơn có quyền có u cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, việc nhận định thế nào là yêu cầu phản tố của bị đơn là vấn đề mà quá trình áp dụng giải quyết tranh chấp đang gặp rất nhiều vướng mắc. Có sự nhầm lẫn giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu phản bác. Trong văn bản trình bày quan điểm gửi tịa án, bị đơn đưa ra nhiều yêu cầu bao gồm cả yêu cầu phản tố và yêu cầu phản bác, tuy nhiên khi tiếp nhận, phía tịa án lại đánh đồng cả hai yêu cầu này với nhau. Các tiêu chí để được xem là yêu cầu phản tố bao gồm:

• Phải là yêu cầu độc lập với yêu cầu của nguyên đơn

• Làm bù trừ, loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

Nguyên nhân của hạn chế, bất cập

Thứ nhất, trình độ của dân cư và khả năng tiếp cận, tìm hiểu pháp luật thừa kế

60

nâng cao, khả năng tiếp cận khoa học, luật pháp của người dân tại huyện Đông Anh là cao hơn các địa phương khác. Nhưng ngay trong huyện Đơng Anh thì trình độ học vấn cũng như khả năng hiểu biết pháp luật của người dân là không giống nhau có sự chênh lệch nhất định. Điều này bắt nguồn từ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiện nay. Mặc dù đã có những tiến bộ, phát triển hơn trước đây nhưng đâu đó vẫn tồn tại những yếu kém trong việc nâng cao hiểu biết để áp dụng các quy định về thừa kế nói chung và thừa kế QSDĐ của người dân nói riêng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: nhân sự chưa được đào tạo chuyên môn, kiến thức về phổ biến pháp luật; công tác xây dựng nội dung tun truyền cũng như hình thức tun truyền cịn đơn điệu kém hấp dẫn, không thu hút được các tầng lớp dân cư tham gia… Thứ hai, có sự thiếu nhất quán, đồng bộ trong các quy định pháp luật về thừa

kế và Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai. Nguyên nhân của sự thiếu đồng bộ này bắt nguồn từ việc các văn bản pháp luật nói chung và đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai nói riêng ln được sửa đổi, bổ sung để có sự điều chỉnh các quan hệ xã hội mới, phù hợp với thực tiễn khách quan. Chính vì sự thay đổi này dẫn đến sự thiếu nhất quán, chồng chéo trong chính bản thân các văn bản pháp luật làm người dân và thậm chí là cơ quan áp dụng pháp luật có những lúng túng nhất định.

Thứ ba, chất lượng nhân sự có sự cải thiện nhưng vẫn chưa cao, có sự khơng

đồng đều, chênh lệch về trình độ pháp luật của cán bộ, cơng chức, viên chức trong một số cơ quan và giữa các cơ quan ở các địa phương khác nhau có những đặc thù khác nhau. Vẫn cịn tình trạng nâng đỡ đầu vào khiến cho một số cán bộ thiếu về năng lực, trình độ và kinh nghiệm. Năng lực ở đây bao gồm cả trình độ, kiến thức pháp lý chuyên sâu lẫn kinh nghiệm thực tế. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ cịn có thái độ hời hợt trong việc xem xét bản án, đánh giá chứng cứ một cách phiến diện, cẩu thả dẫn đến áp dụng sai hoặc không đầy đủ các quy định của pháp luật . Đội ngũ hội thẩm, thẩm phán chưa làm hết trách nhiệm của mình. Hội thẩm nhân dân trên thực tế vẫn còn chịu ảnh hưởng từ thẩm phán, thiếu sự độc lập, chủ yếu ngồi cho đủ đội hình, đủ thủ tục theo quy định của pháp luật mà không được tiếp cận, nghiên cứu, đọc hồ sơ trước dẫn đến nhận định mang nhiều cảm tính, kết quả xét xử chưa phù hợp, làm cho quá trình giải quyết tranh chấp kéo dài và khả năng bản án, quyết định bị kháng cáo, bị sửa, hủy án.

Thứ tư, cịn tình trạng cả nể, nhân nhượng giữa các cơ quan tố tụng, người tiến

hành tố tụng. Điều này dẫn đến sự phối hợp, liên thơng giữa các cơ quan cịn lỏng lẻo, hời hợt, gây ra hậu quả kéo dài quá trình giải quyết tranh chấp, nhiều vụ án phải

61

tạm đình chỉ để thực hiện các thủ tục hành chính như: đo vẽ, thẩm định, xác định giá trị tài sản, xác minh nguồn gốc đất…Quá trình tố tụng là sự hợp nhất của nhiều hoạt động không chỉ của cơ quan tố tụng mà còn của các tổ chức, cá nhân khác. Do đó cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan liên quan và bất cứ sự chậm trễ ở bất cứ khâu nào cũng dẫn đến sự lãng phí thời gian, kéo dài quá trình giải quyết tranh chấp

62

Kết luận Chương 2

Tại chương 2 luận văn đã nghiên cứu làm rõ được thực trạng các qui định pháp luật hiện hành về thừa kế quyền sử dụng đất ở Việt Nam như các qui định về điều kiện để quyền sử dụng đất được coi là di sản thừa kế, qui định về thời điểm mở thừa kế trong thừa kế quyền sử dụng đất, qui định về các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, qui định về các hình thức thừa kế quyền sử dụng đất, qui định về trình tự, thủ tục, đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất; qui định về giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất..

Chương 2 luận văn cũng đã nghiên cứu làm rõ thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất tại TAND huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Qua thực tiễn giải quyết các vụ án về thừa kế quyền sử dụng đất tại TAND huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội trong thời gian gần đây, tác giả luận văn đã chỉ ra được những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)