Về hộ gia đình sử dụng đất và thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 72 - 73)

3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất

3.1.3. Về hộ gia đình sử dụng đất và thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất

Khái niệm hộ gia đình và thành viên hộ gia đình chưa được luật hóa. BLDS 2015 khơng quy định cụ thể thế nào là hộ gia đình và thế nào là thành viên hộ gia đình. Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 cũng vẫn khơng thể đưa ra khái niệm hộ gia đình mà cũng chỉ đưa ra định nghĩa về gia đình: “gia đình là tập hợp những người

gắn bó với nhau do hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”. Việc

đưa ra khái niệm hộ gia đình sử dụng đất trong LĐĐ năm 2013 đã phần nào giải quyết được bất cập trên. Tuy nhiên, theo quan điểm của tơi cần phải có quy định cụ thể về thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ hoặc nhận chuyển nhượng QSDĐ và thời điểm xác định tư cách thành viên hộ gia đình là thời điểm nào. Quy định đang sống chung được hiểu là đang cùng chung sống với nhau. Tuy nhiên, quy định như vậy rất chung chung và không chặt chẽ. Đang chung sống cùng nhau trên một mảnh đất, một ngơi nhà hay là cùng có tên trong sổ hộ khẩu gia đình. Người khơng ở cùng trên một mảnh đất, ngơi nhà với những người khác nhưng có

65

tên trong sổ hộ khẩu hoặc ngược lại thì có được coi là đang sống chung hay khơng hay phải bảo đảm cả hai. Vì vậy, nên có quy định cụ thể theo hướng chặt chẽ hơn về vấn đề này.

Ngoài ra, trong trường hợp giải quyết tranh chấp liên quan thừa kế QSDĐ được giao theo hộ gia đình sẽ làm cho việc giải quyết tranh chấp chở lên phức tạp hơn so với việc giao đất theo thành viên hộ gia đình. Việc xác định phần di sản thừa kế là QSDĐ trong phần đất hộ gia đình được giao thực tế cịn gặp nhiều khó khăn, thường xuyên xảy ra tranh chấp giữa những người có lợi ích chung do khơng thể tự thỏa thuận được với nhau và còn gây mất đồn kết trong gia đình.

Trong quan hệ pháp luật dân sự hộ gia đình khơng được coi là chủ thể pháp lý độc lập, nhưng trong quan hệ pháp luật đất đai thì hộ gia đình lại được coi là chủ thể pháp lý độc lập. Ví dụ như, trong trường hợp người nhận thừa kế QSDĐ là hộ gia đình thì nên xác định theo pháp luật dân sự hay pháp luật đất đai.

Theo quan điểm của tơi thì nên bỏ chủ thể là hộ gia đình, chỉ để lại là thành viên hộ gia đình thơi. Sắp tới sửa đổi luật thì chỉ giao đất là theo thành viên hộ gia đình chứ khơng phải là theo chủ thể là hộ gia đình nữa. Để sau này xác định di sản thừa kế, để lại thừa kế, nhận thừa kế thuận lợi hơn rất nhiều.

3.1.4. Về quy định người thừa kế tại Điều 613 Bộ luật dân sự năm 2015

Theo Điều 613 BLDS 2015 thì: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn

sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc khơng là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Quy định về trường hợp đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết như đã phân tích ở chương 2 đã trở nên lạc hậu trước sự phát triển của y học nếu quy định đó chỉ để nhằm mục đích xác định yếu tố huyết thống trong trường hợp thừa kế theo pháp luật. Cịn nếu nhằm mục đích để xác định nhân suất thừa kế thì sẽ là bị thiệt thịi cho con cái của chính họ trong trường hợp trước khi chết, họ đã giữ lại được tinh trùng để thực hiện việc sinh con theo phương pháp khoa học.

Do vậy, theo quan điểm của tôi cần phải có quy định cụ thể hơn trong vấn đề này theo hướng đảm bảo quyền lợi cho những người thừa kế là con của người để lại di sản thừa kế trong trường hợp này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)