2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân
2.2.2. Thực trạng giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Theo thống kê của Tòa án nhân dân huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội thì từ ngày 01/01/2016 đến ngày 30/9/2020 Tòa án huyện đã thụ lý các vụ việc dân sự như sau:
- Năm 2016: tổng số thụ lý 259 vụ việc dân sự, trong đó có 42 vụ tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chiếm tỷ lệ 16,2%.
- Năm 2017: tổng số thụ lý 143 vụ việc dân sự, trong đó có 8 vụ tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chiếm tỷ lệ 5,6%.
- Năm 2018: tổng số thụ lý 263 vụ việc dân sự, trong đó có 27 vụ tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chiếm tỷ lệ 10,2%.
- Năm 2019: tổng số thụ lý 367 vụ việc dân sự, trong đó có 50 vụ tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chiếm tỷ lệ 13,6%.
48
- Năm 2020 tính đến 30/9/2020: tổng số thụ lý 259 vụ việc dân sự, trong đó có 42 vụ tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chiếm tỷ lệ 16,2%.
Qua số liệu nêu trên cho thấy các vụ việc tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất do Tịa án nhân dân huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội thụ lý và giải quyết ngày càng nhiều, nhiều vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều quan hệ pháp luật khác khi giải quyết... gây nhiều khó khăn, vướng mắc cho q trình giải quyết, nhiều vụ việc phức tạp, gây tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc cho cán bộ Tòa án cũng như đương sự.
Qua quá trình trực tiếp tham gia hoạt động xét xử các vụ án dân sự nói chung và các vụ án về tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng trên địa bàn huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội, tôi nhận thấy các tranh chấp dạng này được biểu hiện ở những nội dung cơ bản, cụ thể sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể: Các vụ án đều có đương sự là người có quan hệ huyết
thống trong gia đình với nhau hoặc có quan hệ ni dưỡng. Trước đây quyền sử dụng đất được giao cho một người đại diện quản lý. Qua thời gian, khi kinh tế phát triển, giá đất tăng cao khiến các cá nhân có quyền thừa kế nảy sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất và khởi kiện ra tịa. Có vụ án sau khi cấp sơ thẩm và cấp phúc xét xử và bản án có hiệu lực pháp luật, các đương sự có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án dân sự phúc thẩm. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị đối với bản án dân sự phúc thẩm. Ủy ban thẩm phán tòa án cấp cao tại Hà Nội đã hủy cả bản án dân sự phúc thẩm và bản án dân sự sơ thẩm.
Ví dụ: Tại Quyết định giám đốc thẩm số 01/2019/DS –GĐT ngày 04-01-2019
của Ủy ban thẩm phán Tòa án cấp cao tại Hà Nội đã hủy toàn bộ Bản án phúc thẩm số 148/2014/DS-PT ngày 17/7/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 20/2014/DS-ST ngày 19/5/2014 của Tòa án nhân dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Về việc tranh chấp chia thừa kế giữa các đương sự: - Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị L
- Bị đơn: Ông Nguyễn Ngọc C.
- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Bà Nguyễn Thị T, anh Nguyễn Ngọc K, anh Nguyễn Ngọc K1, bà Nguyễn Thị T1, Chị Hoàng Thị L, anh Nguyễn Ngọc D, chị Nguyễn Thị L2, Chị Nguyễn Thị U.
Nội dung vụ án: Cụ Nguyễn Ngọc T, sinh năm 1926 (chết năm 2007) và cụ Nguyễn Thị P, sinh năm 1927 (chết năm 1999) là vợ chồng, hai cụ khơng có con đẻ
49
nên đã nhận con nuôi 03 người con gồm: Bà Nguyễn Thị L, ông Nguyễn Ngọc C, ông Nguyễn Ngọc T (ơng T đã chết năm 2001, có vợ là bà Nguyễn Thị T và 02 con là Nguyễn Ngọc K, Nguyễn Ngọc K1). Quá trình giải quyết vụ án, các đương sự đều thừa nhận tài sản chung của cụ T, cụ P có thửa đất số 109 diện tích đo thực tế là 240m2 tại thôn Ngọc Chi, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội; trên đất có ngơi nhà 3 gian cấp 4, chuồng lợn cũ, nhà tắm cũ, bếp cũ (nay chỉ còn tường bao); cụ T cịn có tài sản riêng là 311m2 đất nông nghiệp và 114.700.000đồng tiền Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất rau xanh và đất nông nghiệp.
Ơng C cho rằng khi cịn sống, cụ T đã lập Bản di chúc đề ngày 09/8/2006 với nội dung để lại toàn bộ tài sản là 243m² (đo thực tế là 240m²) đất cùng các cơng trình trên đất và đất nông nghiệp cho ơng tồn quyền sử dụng; Bản di chúc có chữ ký của 3 người làm chứng là cụ Nguyễn Thị L, cụ Hoàng Văn N, cụ Nguyễn Văn H và có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Ngọc vào ngày 10/8/2006. Bà L không thừa nhận Bản di chúc nêu trên và yêu cầu chia di sản của cụ T theo pháp luật.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 20/2014/DS-ST ngày 19/5/2014 của Tịa án nhân dân huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội đã quyết định:
Không chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của bà Nguyễn thị L
Xác nhận diện tích 240m2 tại thơn Ngọc Chi...đất và giá trị các tài sản trên đất là tài sản chung của cụ Nguyễn Ngọc T và cụ Nguyễn Thị P.
Xác nhận di sản của cụ P gồm: Quyền sử dụng 120m2 đất trong tổng 240m2 tại thôn Ngọc Chi...
Xác nhận di sản của cụ T gồm: Quyền sử dụng 120m2 đất trong tổng 240m2 tại thôn Ngọc Chi...
Ông Nguyễn Ngọc C được hưởng di sản của cụ Nguyễn Ngọc T: Quyền sử dụng 120m2 đất tại thôn Ngọc Chi...
Tạm giao cho ông Nguyễn Ngọc C quản lý 120m2 đất tại thôn Ngọc Chi... Tại bản án dân sự phúc thẩm số 148/2014/DS-PT ngày 17/7/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm, chỉ sửa về phần án phí miễn tồn bộ án phí sơ thẩm cho bà L.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 01/2019/DS –GĐT ngày 04-01-2019 của Ủy ban thẩm phán Tòa án cấp cao tại Hà Nội nhận định:
Xét tính hợp pháp của Bản di chúc ngày 09/8/2006, thấy rằng: Những người ký tên làm chứng trong Bản di chúc là cụ L, cụ N, cụ H (lần lượt là em ruột, em rể, em vợ của cụ T) đều xác định Bản di chúc do cụ T viết ký. Cụ L khai trực tiếp chứng
50
kiến cụ T viết và ký vào Bản di chúc, còn N và cụ H xác định không trực tiếp chứng kiến cụ T viết vào Bản di chúc, khi các cụ ký thì đã có chữ ký của cụ T, cụ L và chưa có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Ngọc. Ơng Nguyễn Văn C (ngun Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Ngọc) khai cụ T đã viết sẵn Bản di chúc từ nhà, khi ông ký xác nhận thì đã có chữ ký của các nhân chứng, ông không biết chữ viết trên Bản di chúc có phải là chữ của cụ T hay khơng nhưng chữ ký thì đúng là của cụ T. Tại phần xác nhận của Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Ngọc chỉ xác nhận nội dung cụ T có hộ khẩu thường trú tại xã và có di chúc cho con là Nguyễn Ngọc C toàn quyền sử dụng đất đai, tài sản của gia đình là thực, chứ khơng xác nhận chữ ký của người lập di chúc. Do đó, việc làm chứng và chứng thực tại Bản di chúc ngày 09/8/2006 là không phù hợp với quy định tại Điều 656, 657, 658 Bộ luật dân sự 2005.
Việc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Ngọc không thể hiện được ghi vào sổ chứng thực nên việc chứng thực này là không đúng quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 41 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về cơng chứng, chứng thực.
Mặt khác, q trình giải quyết các đương sự khơng cung cấp được tài liệu mẫu để giám định chữ ký của cụ T ngồi Bản cam kết đề ngày 20/4/2003 (có chữ ký của cụ T trong hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông C). Theo Kết luận giám định số 368/C54-P5 ngày 21/4/2014 của Viện Khoa học hình sự Bộ Cơng an thì các chữ “Nguyễn Ngọc Trị" trên Bản di chúc so với các chữ “Nguyễn Ngọc Trị" trên tài liệu mẫu (Bản cam kết đề ngày 20/4/2003) không phải do cùng một người viết ra, không đủ cơ sở kết luận người ký chữ ký đứng tên Nguyễn Ngọc T trên Bản di chúc so với chữ ký đứng tên Nguyễn Ngọc T trên tài liệu mẫu. Theo kết quả giám định vừa nêu thì chưa đủ cơ sở xác định Bản di chúc này là do cụ T viết và ký.
Như vậy, chưa đủ căn cứ xác định Bản di chúc ngày 09/8/2006 thể hiện đúng ý chí của cụ T. Cần thu thập thêm mẫu chữ ký của cụ T đế tiến hành giám định, làm rõ chữ ký tại Bản di chúc có đúng là của cụ T hay khơng. Tịa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ căn cứ vào lời khai của người làm chứng để công nhận Bản di chúc ngày 09/8/2006 là hợp pháp và chia thừa kế di sản của cụ T theo di chúc là chưa đủ cơ sở vững chắc.
Do vậy Ủy ban thẩm phán Tòa án cấp cao tại Hà Nội đã hủy toàn bộ Bản án phúc thẩm số 148/2014/DS-PT ngày 17/7/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 20/2014/DS-ST ngày 19/5/2014 của Tịa án nhân dân huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội.
51
Thứ hai, về tính chất: Các vụ án tranh chấp quyền thừa kế sử dụng đất thường
có tính chất phức tạp do nhiều yếu tố khác nhau. Một phần vì nguồn gốc đất đai hình thành từ lâu đời trong quá khứ, được mua đi bán lại qua nhiều chủ sở hữu. Thậm chí các bên chỉ ghi giấy viết tay mà không tiến hành công chứng, đăng ký hay làm thủ tục sang tên nhưng vẫn chuyển nhượng dẫn đến khó khăn trong việc xác định chủ thể thực sự có quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó có được coi là tài sản thừa kế. Có nhiều vụ án chia thừa kế liên quan đến tài sản thi hành án.
Ví dụ: Tại Bản án phúc thẩm số 344/2020/DS-PT ngày 28/8/2020 của Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định hủy bản án dân sự sơ thẩm số 12/2018/DS- ST ngày 14/9/2018 của Tịa án nhân dân huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội.
Về việc tranh chấp tài sản liên quan đến thi hành án và chia thừa kế giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Ông Bùi Xuân Tr - Bị đơn: Ông Nguyễn Văn T
- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập: Bà Nguyễn Thị V - Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: gồm 9 người
Nội dung vụ án: Ngày 16/04/2010 Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đông Anh ban hành Quyết định số 24/QĐ-THA về việc thi hành án theo đơn yêu cầu của ơng Bùi Xn Tr, theo đó quyết định đã căn cứ bản án số 48/DSPT ngày 29/03/2010 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội để cho thi hành khoản: “Buộc ông Nguyễn Văn T, sinh năm 1947, trú tại: Thôn Ba Chữ, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội phải trả cho ông Bùi Xuân Tr số tiền là 1.738.500.000 đồng và tiền lãi suất chậm thi hành án”
Quá trình tổ chức thi hành án cho thấy gia đình ơng Nguyễn Văn T có tài sản chung là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất, tại thửa đất số 39, tờ bản đồ số 22 có địa chỉ tại thơn Ba Chữ, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội đã được Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 556305 ngày 30/12/2005 cho hộ gia đình ơng Nguyễn Văn T. Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đơng Anh đã có thơng báo cho các đồng sử dụng đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên trong thời hạn 30 ngày có quyền khởi kiện đến Tòa án để xác định kỷ phần trong thửa đất nêu trên, tuy nhiên hộ gia đình ơng Nguyễn Văn T đã không thực hiện theo Thông báo trên và cũng không thực hiện nghĩa vụ thi hành án theo quyết định của bản án số 48/2010/DSPT ngày 29/03/2010 của tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội.
52
Theo quy định tại Điều 74 Luật Thi hành án dân sự thì người phải thi hành án có nghĩa vụ thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật. Nếu khơng tự nguyện thì chấp hành viên hoặc người được thi hành án có quyền u cầu Tịa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để dảm bảo thi hành án. Do vậy ông Bùi Xuân Tr yêu cầu khởi kiện về việc xác định phần tài sản của ông Nguyễn Văn T trong khối tài sản chung của hộ gia đình là có căn cứ.
Trong q trình Tịa án nhân dân huyện Đơng Anh tiến hành giải quyết vụ án bà Nguyễn Thị V là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có làm đơn yêu cầu độc lập yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn Văn D, sinh năm: 1911, chết ngày 12/5/1990 và cụ Nguyễn Thị P, sinh năm: 1916, chết ngày 11/12/1993 và bà V có yêu cầu Hủy quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 39, tờ bản đồ số 22 tại thôn Ba Chữ, xã Vân Nội, huyện Đông Anh mà Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh đã cấp cho hộ gia đình ơng Nguyễn Văn T.
Về quan hệ huyết thống và hàng thừa kế: Ông Nguyễn Văn T, bà Nguyễn Thị V đều thừa nhận: Cụ Nguyễn Văn D, sinh năm 1911, chết ngày 12/5/1990 và cụ Nguyễn Thị P, sinh năm 1916, chết ngày 11/12/1993. Cụ D và cụ P có 03 con chung là: ơng Nguyễn Văn T, bà Nguyễn Thị V và ông Nguyễn Văn T1 (chết năm 2009). Ngồi ra hai cụ khơng có con ni, con riêng nào khác. Như vậy xác nhận hàng thừa kế thứ nhất của cụ Nguyễn Văn D và cụ Nguyễn Thị P gồm có: ơng Nguyễn Văn T, sinh năm: 1947; bà Nguyễn Thị V và ông Nguyễn Văn T1.
Ông Nguyễn Văn T1 chết năm 2009. Bà Nguyễn Thị V và ông Nguyễn Văn T đều thừa nhận ơng Nguyễn Văn T1 có vợ là bà Lê Thị T. Ông Nguyễn Văn T1 và bà Lê Thị T có 02 con chung là: Nguyễn Trung H và Nguyễn Trung D, ngồi ra ơng Nguyễn Văn T1 và bà Lê Thị T khơng có con ni, con riêng nào khác. Như vậy xác nhận hàng thừa kế thứ nhất của ơng Nguyễn Văn T1 gồm có 03 người là: Bà Lê Thị T, anh Nguyễn Trung H, anh Nguyễn Trung D.
Về di sản thừa kế: Tài liệu do Văn phịng đăng ký đất huyện Đơng Anh cung cấp, thể hiện quyền sử dụng đất đang tranh chấp đã được Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cha hộ gia đình ông Nguyễn Văn T có nguồn gốc do cha ông để lại. Tại biên bản xem xét thâm định tại chỗ thể hiện thửa đất số 39, tờ bản đồ số 22 có địa chỉ tại thơn Ba Chữ, xã Vân Nội, huyện Đơng Anh, Thành phố Hà Nội có diện tích thực tế là 449,9m2. Ơng Nguyễn Văn T và bà Nguyễn Thị V đều thừa nhận toàn bộ quyền sử dụng đất của thửa đất số 39, tờ bản đồ số 22 có địa chỉ tại thơn Ba Chữ, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà