BÃI XUẤT HÀNG

Một phần của tài liệu áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn trong công tác quản lý kho ở chi nhánh công ty cổ phần acecook việt nam tại hưng yên (Trang 52)

Bảng 2.1: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh Hưng Yên

BÃI XUẤT HÀNG

Hình 2.10: Ảnh khu vực chứa hàng cao cấp ( Sao Sáng, Đệ Nhất, Kim Chi..)

Các pallet hàng được xếp thành từng dãy liên tiếp nhau

Hình 2.12: Ảnh khu vực chứa nước Jcha

Hiển thị hàng hóa trong kho

Trong kho chưa có bảng nhãn tên loại sản phẩm, bảng chỉ dẫn sơ đồ lấy hàng. Cách nhận biết và lấy hàng chủ yếu dựa vào màu sắc tên gọi sản phẩm trên thùng mì, đó là điểm bất lợi chỉ có công nhân vận chuyển, lấy hàng lẻ khi chuẩn bị hàng hóa phải tìm kiếm. Quy cách sắp xếp này chỉ có công nhân có kinh nghiệm làm việc mới đảm bảo được công việc. Các loại hàng hóa mới được để theo quy định khu vực có kẻ vạch từng ô, tuy nhiên chưa có kẻ vạch quy định để hàng đối với từng loại sản phẩm.

c) Kho trung chuyển: Kho Trung chuyển có nhiệm vụ chuyển hàng từ sản xuất sang kho tiêu thụ. Hàng hóa chỉ dự trữ những mặt hàng sản xuất trong ngày, nên chủng loại sản phẩm ít và luôn tuân theo nguyên tắc nhập trước, xuất trước.

 Kho trung chuyển được chia làm hai khu vực

Khu A: Chứa hàng thành phẩm vừa sản xuất trong ngày, đợi phòng kỹ thuật kiểm tra chất lượng, sau một ngày chuyển hết thành phẩm sang lưu kho tiêu thụ nên lượng tồn kho thấp, chỉ có những mặt hàng đang sản xuất.

Khu B: Chứa thùng carton để chuyển sang phòng đóng gói (thuộc phòng sản xuất) đóng mì. Thùng carton chỉ dự trữ số lượng theo kế hoạch sản xuất 2 ngày, Nhà cung cấp giao hàng theo quy trình JIT, số lượng mỗi ngày cần bao nhiêu sẽ chuyển đơn đặt hàng đến nhà cung cấp chuyển hàng sang không để hàng tồn kho.

c) Kho bán thành phẩm

Kho chứa nguyên liệu để cung cấp yếu tố đầu vào cho phòng sản xuất: bao gồm các gói gia vị (gói rau, gói dầu, soup, gói bột nêm, gói thịt hầm…), chứa wrapper film.

Kho nguyên liệu được chia làm 2 khu vực:

Khu vực 1 là chứa liệu và film chưa được phá bao (chưa bỏ vỏ bao bì ngoài, vẫn còn nguyên vỏ thùng)

Khu vực tầng 2 là phòng phá bao (trên tầng 2 của phòng đóng gói), phòng này sẽ chứa liệu đã được bỏ lớp vỏ thùng và 1 lớp túi bóng ở ngoài để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi được chuyển vào phòng đóng gói. Nguyên liệu sau khi nhập vào khu vực 1 sau đó xếp lên băng truyền chuyển lên phòng phá bao.

Do tính chất nguyên liệu và film được chuyển từ nhà máy sản xuất ở Thành phố Hồ chí Minh thời gian đi lại xe (trung bình từ 7- 10 ngày) nên cần dự trữ lượng lớn trung bình 10 ngày để đảm bảo an toàn sản xuất. Đối với mỗi gói mì thường có 2 đến 3 gói liệu: Soup, dầu, rau, 3in 1 nên số chủng loại nguyên liệu rất nhiều. Các loại nguyên liệu được sắp xếp theo từng ô như kho thành phẩm, sắp xếp từng loại (như nguyên liệu Hảo tôm chua cay, nguyên liệu mì Đệ nhất, nguyên liệu Kim chi...), sau đến các loại nguyên liệu cùng nhà cung cấp, đến lô các nguyên liệu cùng ngày sản xuất. Đối với mỗi loại nguyên liệu để trên pallet theo từng khu, có nhãn ghi đầy đủ thông tin (Tên sản phẩm, nhà cung cấp, ngày sản xuất...).

nhiệm vụ dự trữ bột mì, gạo, nắm, muối, đường, bột ngọt, dầu thực vật, tapioca, và các nguyên liệu phụ gia khác để cung cấp đầu vào cho sản xuất vắt mì, phở.

Tầng 1 kho bột được chia làm 2 gian: Khu vực 1 chứa bột mì, gạo, tapioca nhập từ nhà cung cấp. Khu vực 2 chứa các chất phụ gia và các nguyên liệu khác; đường, mắm, muối bột ngọt.

Tầng 2 là phòng phá bao: sau khi có kế hoạch sản xuất, phòng sản xuất sẽ gửi phiếu yêu cầu số lượng các nguyên liệu bột mì và các nguyên liệu mắm, muối, mì chính … cho thủ kho bột (phòng kế hoạch) sẽ viết phiếu xuất kho cho xe nâng chuyển lên phòng phá bao (ở đây các bao bột mì, đường, mắm… sẽ được bỏ lớp vỏ ngoài cùng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rồi mới chuyển lên băng truyền vào phòng trộn.

Riêng quy trình sản xuất phở khác mì nên gạo được chuyển sang xưởng phở để ngâm gạo trước khi sản xuất.

Bột mì được nhập từ nhiều nhà cung cấp, sẽ được sắp xếp trên pallet và để riêng theo từng khu vực.

Quy cách xếp bột mì, gạo đường, mắm, muối… được xếp chồng thành từng lớp trên pallet nhựa (mỗi pallet 800 cân). Mỗi một loại hàng được xếp vào pallet riêng và được để theo từng khu vực có ký bảng hiệu theo sơ đồ, mỗi pallet có nhãn mác ghi tên loại sản phẩm, nhà cung cấp, ngày sản xuất, hạn sử dụng, số lượng….

Một phần của tài liệu áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn trong công tác quản lý kho ở chi nhánh công ty cổ phần acecook việt nam tại hưng yên (Trang 52)