Đầu tư phát triển, xây dựng các nhà máy vệ tinh cạnh chi nhánh

Một phần của tài liệu áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn trong công tác quản lý kho ở chi nhánh công ty cổ phần acecook việt nam tại hưng yên (Trang 97 - 99)

14 Thùng carton Thùng 1 300.000 6 22

3.2.10 Đầu tư phát triển, xây dựng các nhà máy vệ tinh cạnh chi nhánh

Ngành sản xuất mì ăn liền sử dụng nguyên liệu chính là bột mì, dầu Shortening, màng OPP và MCPP để bao gói. Đối với Công ty Acecook Việt

Nguyễn Thị Huyền Luận văn thạc sỹ khoa học

Đại học Bách Khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Nam hiện nay sử dụng các loại nguyên vật liệu chính này từ các nhà cung ứng trong nước, là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài …

Vì công ty Acecook Việt Nam chưa tự chủ động sản xuất được sản phẩm làm nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm mì ăn liền nên hiện phụ thuộc khá nhiều vào các nhà cung cấp nguyên vật liệu, do thị trường Bột mì trên thế giới quá biến động mà công ty phải thụ động chịu nhiều bất lợi như tình hình tăng giá dầu thế giới như hiện nay đã đẩy giá hạt nhựa lên cao, kéo theo màng OPP, MCPP cũng tăng và màng bao gói sản phẩm mì ăn liền của công ty sử dụng các loại nguyên liệu này nên lập tức tăng cao, hay như tình hình mất mùa lúa mì của Trung Quốc hai năm vừa qua lập tức kéo theo giá bột mì trong nước tăng cao, trung bình trên 35% khiến giá thành sản phẩm công ty lập tức tăng vọt. Để khắc phục các hạn chế này công ty cũng đã áp dụng phương thức mua nguyên vật liệu từ nhiều nguồn, dự trữ nguồn nguyên liệu với số lượng lớn. Tuy nhiên khi dự trữ nguyên liệu với số lượng lớn trung bình mức dự trữ Bột mì, Tapioca là 7 đến 10 ngày, hàng tồn kho cao dẫn đến chi phí lưu kho lớn, tỷ lệ hao hụt nhiều. Với quy mô lớn như hiện nay công ty có thể đầu tư khép kín để chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào như xây dựng nhà máy vệ tinh phục vụ như nhà máy bột mì, nhà máy chế biến nông sản phục vụ khâu sản xuất bán thành phẩm, nhà máy carton….ngay cạnh nhà máy sản xuất mì vừa đảm bảo được nguồn nguyên liệu kịp thời, lại có đơn hàng chủ động theo kế hoạch sản xuất của công ty mà tránh được sản xuất, đặt hàng dư thừa trước đây, cũng như đầu tư vào kho bãi lớn để dự trữ nguyên liệu.

Về chi phí đầu tư một dây chuyền sản xuất bột mỳ có công suất 1.000 tấn bột/tháng (1.350 tấn lúa) máy móc thiết bị do Trung Quốc sản xuất có giá khoảng 1 triệu USD. Đây là mức chi phí không quá lớn mà công ty có thể cân nhắc.

Nguyễn Thị Huyền Luận văn thạc sỹ khoa học

Đại học Bách Khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Đầu tư xây dựng nhà máy đóng liệu ở gần nhà máy sản xuất mì để cung cấp liệu cho chi nhánh Hưng Yên và chi nhánh Bắc Ninh thay vì chuyển liệu từ nhà máy Hồ Chí Minh ra, nhằm tiết kiệm chi phí :

- Chi phí vận chuyển từ CN Hồ Chí Minh ra Hưng Yên, giảm mức độ rủi ro trong quá trình vận chuyển dài ngày, đảm bảo an toàn cho sản xuất,

- Giảm mức dự trữ hàng tồn kho, dự trữ nguyên liệu nhiều từ mức trung bình 10 ngày xuống còn 3-5 ngày.

- Giảm lãng phí xuất nhập, xếp dở vận chuyển nhiều lần nguyên liệu nhập kho và xuất kho.

- Giảm chi phí lưu kho, hao hụt, tăng chất lượng hàng hóa do hàng hóa được bảo quản tốt, hạn sử dụng được kéo dài do vận chuyển gần, hàng hóa có thể điều chỉnh sản xuất theo đơn đặt hàng hàng ngày.

Một phần của tài liệu áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn trong công tác quản lý kho ở chi nhánh công ty cổ phần acecook việt nam tại hưng yên (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w