Mô hình quản lý kho ở chi nhánh

Một phần của tài liệu áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn trong công tác quản lý kho ở chi nhánh công ty cổ phần acecook việt nam tại hưng yên (Trang 41)

Bảng 2.1: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh Hưng Yên

2.2.1 Mô hình quản lý kho ở chi nhánh

Công ty cổ phẩn ACECOOK Việt Nam là công ty thực phẩm nên hệ thống kho bãi rất quan trọng. Với quy mô sản xuất một năm toàn công ty rất lớn: 96 triệu thùng/năm thì quy mô kho bãi rất lớn. Hiện công ty đã quy hoạch xong toàn bộ hệ thống kho bãi toàn công ty, đối với mỗi nhà máy có 2 hệ thống kho chính là kho nguyên liệu và kho thành phẩm. Hai hệ thống kho này hoàn toàn riêng biệt có các phòng chức năng quản lý. Kho nguyên liệu chứa nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ cho sản xuất. Kho thành phẩm chứa thành phẩm đã sản xuất ra phục vụ cho kinh doanh. Tất cả các kho của công ty đều được xây dựng và cải tạo phù hợp với các tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, ISO 14000, HACCP, IFS…

Bảng 2.2: Giá trị hàng tồn kho

(Đơn vị : triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng tồn kho 40.893 85.672 109.898 132.738

Nguyên Vật liệu 27.981 55.897 72.680 87.216

Thành Phẩm 12.912 29.775 37.218 45.522

Chi nhánh Hưng Yên có mô hình quản lý kho như của công ty. Hiện chi nhánh có 2 hệ thống quản lý kho chính :

Kho thành phẩm (kho tiêu thụ): phục vụ kinh doanh do phòng nghiệp vụ quản lý.

a) Kho Thành Phẩm có nhiệm vụ dự trữ hàng thành phẩm nhà máy sản xuất ra, hàng hóa khuyến mại, đồ vật dụng marketing nhằm phục vụ cho việc kinh doanh. Xuất hàng đến đại lý, nhà phân phối và khách hàng.

Mô hình quản lý kho thành phẩm:

Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức kho thành phẩm

Phòng Nghiệp Vụ (Quản lý kho)

Thủ Kho (1 người)

Nhân viên xuất hàng (2 nhân viên) Lái xe nâng (4 lái xe nâng) Nhân viên nhập hàng (1 nhân viên) Bốc xếp, phụ kho (20 bốc xếp)

Trách nhiệm của thủ kho thành phẩm: là người thay mặt phòng và công ty tiếp nhận hàng hóa thành phẩm từ kho trung chuyển phòng kế hoạch, bảo quản, sắp xếp, dự trữ hàng hóa và xuất hàng hóa cho đại lý, nhà phân phối kịp thời chính xác. Thủ kho chịu trách nhiệm trước phòng, công ty và pháp luật về toàn bộ tài sản kho tàng, hàng hóa trong kho mà mình quản lý. Thực hiện các nội quy kho, nội quy phòng cháy chữa cháy, cập nhập các số liệu xuất nhập phát sinh trong ngày vào thẻ kho và chứng từ kho. Cuối ngày kiểm đếm số lượng hàng hóa thực tế trong kho đối chiếu với báo cáo sổ sách thẻ kho và báo cáo lên quản lý kho phòng Nghiệp vụ.

Hoạt động chính của kho là xuất nhập hàng, bảo quản hàng hóa trong kho. Trong đó hoạt động quan trọng của kho là xuất hàng cho đại lý đưa hàng hóa tiêu thụ ra thị trường.

b) Kho nguyên liệu: bao gồm kho nguyên liệu, kho film, kho bột, gạo, kho trung chuyển. Các kho này trực thuộc phòng kế hoạch quản lý.

Kho nguyên liệu có nhiệm vụ chứa nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, công cụ phục vụ đầu vào của sản xuất. Các hàng này được nhập từ các nhà cung cấp.

Mô hình quản lý đối với kho nguyên liệu: Mỗi kho có 1 thủ kho quản lý chung xuất, nhập hàng hóa, có phụ kho, lái xe nâng và bốc xếp.

Hình 2.5: Sơ đồ tổ chức kho nguyên liệu

Trách nhiệm của thủ kho là người thay mặt phòng và nhà máy tiếp nhận, bảo quản, sắp xếp và cấp phát vật tư cho bộ phận sản xuất. Thủ kho chịu trách nhiệm trước phòng, Nhà máy và pháp luật về toàn bộ tài sản kho tàng, hàng hóa trong kho mà mình quản lý. Thực hiện các nội quy kho, nội quy phòng cháy chữa cháy, cập nhập các số liệu xuất nhập phát sinh trong ngày vào thẻ kho và chứng từ kho. Cuối ngày kiểm đếm số lượng hàng hóa thực tế trong kho đối chiếu với báo cáo sổ sách thẻ kho và báo cáo lên quản lý kho kế hoạch.

Một phần của tài liệu áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn trong công tác quản lý kho ở chi nhánh công ty cổ phần acecook việt nam tại hưng yên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w