LLLccs p ế Nvnị
2.2.5 Di chuyển hàng hóa
Thực tế công tác di chuyển hàng hóa ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ xuất nhập hàng của kho, theo như quy trình xuất nhập hàng sau khi thủ kho viết phiếu xuất kho, nhập kho, yêu cầu chuyển hàng công nhân vận chuyển tìm đúng mặt hàng, chuyển đủ số lượng xuất giao cho sản xuất hay xuất lên xe tải chở hàng. Các công việc này làm theo chu trình dây chuyền, nên phải đảm bảo tính liên tục và kịp thời gian thì mới không làm ảnh hưởng đến công việc tiếp theo như đến công đoạn của sản xuất, đến xuất hàng lên xe đại lý ở kho thành phẩm.
Đối với kho thành phẩm và kho trung chuyển thì phương tiện di chuyển xuất nhập hàng hóa là dùng phương tiện xe nâng tự động và xe nâng tay. Xe nâng tự động được thực hiện các công nhân lái xe nâng cẩu những pallet nguyên kiện. Còn xe nâng tay để vận chuyển hàng với số lượng ít.
Cách thức xuất hàng cho đại lý theo như quy trình hình dưới. Bắt đầu tiếp nhận hóa đơn của đại lý thủ kho viết phiếu xuất hàng theo từng loại mặt hàng
Nguyễn Thị Huyền Luận văn thạc sỹ khoa học
Đại học Bách Khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý
bao gồm 2 loại phiếu: phiếu chẵn là số pallet từng loại hàng được xuất giao cho lái xe nâng, phiếu lẻ là những loại hàng lẻ không đủ 1 pallet giao cho phụ kho chuẩn bị hàng.
Ví dụ: 1 hóa đơn nhà đại lý có 1500 thùng hảo tôm chua cay (LMT), 150 thùng Mì Lẩu Thái (MLT) sẽ được viết phiếu:
Phiếu chẵn: LMT: 10 pallet, MLT: 1 pallet (giao cho lái xe nâng) Phiếu lẻ: LMT: 60 thùng, MLT: 10 thùng (giao cho phụ kho)
Hình 2.16: Chu trình xuất hàng thành phẩm
Nguyễn Thị Huyền Luận văn thạc sỹ khoa học
Thủ kho tiếp nhận hóa đơn
Viết phiếu xuất kho
Chuẩn bị hàng hóa, kiểm tra số lượng hàng hóa
Chuyển hàng ra xe Xếp hàng hóa lên xe 2 phút 5 phút 3 phút 8 phút 2 phút 60
Đại học Bách Khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý
Hàng chẵn được lái xe nâng tìm đến đúng khu vực chứa hàng đó cẩu chuyển ra đúng loại hàng, số lượng pallet theo phiếu yêu cầu ra xe vận chuyển. Hàng lẻ phụ kho đến khu vực hàng lẻ dồn đếm đủ số lượng từng loại mặt hàng xếp vào 1 pallet và dùng xe nâng kéo tay chuyển pallet hàng đó ra xe vận chuyển.
Khi có hóa đơn đại lý chuyển xuống thủ kho đến công đoạn cuối cùng xếp hàng lên xe đại lý tổng thời gian một chu trình chuyến hàng là 22 phút. Công việc trước hoàn thành rồi mới đến công việc tiếp theo. Trung bình một xe chở hàng 11-12 pallet hàng, mỗi chuyến xe nâng chở được 2 pallet. Tổng số chuyến hàng: 6 chuyến.
Bảng 2.4: Chu trình thời gian xuất 1 chuyến hàng
Công việc Thời gian hoàn
thành (Phút)
Chu kỳ (số lần)
Tổng thời gian Hoàn thành 1 xe Thủ kho tiếp nhận
hóa đơn 2 1 2
Viết phiếu xuất kho
(thủ kho) 2 1 2
Chuẩn bị hàng
(nhân viên xuất hàng) 2 6 12
Chuyển hàng ra xe
(1 xe nâng) 3 6 18
Xếp hàng hóa lên xe
(2 bốc xếp) 10 6 60
Tổng thời gian 22 94 Vậy tổng thời gian xuất 1 chuyến hàng là 94 phút là rất lâu. Trong khi trung bình trong bãi xuất hàng luôn có hơn 20 xe ô tô vận chuyển đợi xuất hàng, thực tế chỉ có khoảng 15 xe được vào vị trí xuất hàng còn lại phải chờ đợi.
Do tính chất của thành phẩm là xuất hàng phục vụ cho khách hàng nên
Nguyễn Thị Huyền Luận văn thạc sỹ khoa học
Đại học Bách Khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý
yêu cầu xuất hàng nhanh kịp thời với nhiều loại hàng cùng một lúc. Trong khi thực tế kho có diện tích lớn, chứa rất nhiều loại mặt hàng, kho chỉ xuất một cửa do bãi xuất hàng nên cung đường đi của xe nâng vận chuyển dài (dọc theo chiều dài của kho gần 33 m).
Thực tế mỗi ngày xuất trung bình là một số lượng lớn 150 nghìn thùng. Trong khi kho chỉ có 4 nâng vận chuyển hàng hóa.
Hàng hóa thực tế chỉ xuất 1 cửa kho nên tốc độ xuất hàng vẫn không kịp, tốc độ vòng quay của lái xe nâng trung bình 1 ngày 130 vòng quay.
Vì trung bình mỗi ngày xuất 150 nghìn thùng tương đương với 1041 pallet (mỗi pallet 144 thùng).
1 chuyến xe nâng đi chở được 2 pallet chồng đôi.
Tổng số chuyến quay vòng chở hàng = 150.000/144/2=520 chuyến. 1 xe nâng trung bình quay vòng số chuyến: 520/4= 130 chuyến. Thời gian trung bình 1 chuyến: 4 phút
Tổng thời gian chuyển hàng 1 ngày lái xe nâng: 130*4(phút) /60(phút)=8,68 giờ. Như vậy thời gian làm việc của xe nâng ở kho: trung bình mỗi ngày 9-10 giờ làm việc.
Trong khi theo quy trình xuất nhập hàng kho thành phẩm, xuất nhập theo nguyên tắc nhập trước xuất trước, nên vướng mắc ở khâu hàng hóa nhập trước xếp trong, trong khi xuất hàng lại phải đảo hàng.
Đối với kho nguyên liệu, kho bán thành phẩm thì phương tiện di chuyển nguyên liệu chủ yếu là băng chuyền. Dùng băng chuyền để chuyển liệu từ kho liệu lên kho liệu tầng 2 (hay phong phá bao) được áp dụng trong kho liệu,
Nguyễn Thị Huyền Luận văn thạc sỹ khoa học
Đại học Bách Khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý
film, carton. Theo băng chuyền con lăn kiệu được đặt vào đầu kho liệu tầng 1 sau đó chuyển theo băng chuyền lên tầng 2. Vì vậy tiết kiệm được sức lao động, đáp ứng nhu cầu thời gian.
Đối với kho nguyên vật liệu gần khu vực sản xuất, thường bố trí theo sơ đồ dòng chảy vận chuyển nguyên vật liệu thuận tiện, công nhân vận chuyển lấy nguyên vật liệu dễ dàng không làm chồng chéo công việc của nhau. Vừa lấy đúng mặt hàng, dễ tìm, dễ thấy mà vẫn đảm bảo nguyên tắc nhập trước, xuất trước.