Nhiều khái niệm của Lean Manufacturing bắt nguồn từ hệ thống sản xuất Toyota và đã dần được triển khai xuyên suốt quá các hoạt động của Toyota từ những năm 1950. Đầu tiên là sau chiến tranh thế giới thứ II một vài năm, Eiji Toyoda đã đi thực tế tại rất nhiều công ty sản xuất xe hơi của Hoa Kỳ để học hỏi và chuyển giao các công nghệ sản xuất xe ô tô của Mỹ sang các nhà máy của Toyota. Cuối cùng, với sự giúp đỡ của Taiichi Ohno và Shigeo tại Toyota, Toyoda đã giới thiệu và thường xuyên tinh lọc hệ thống sản xuất với mục tiêu là giảm thiểu hoặc loại bỏ các công việc không gia tăng giá trị, những thứ mà khách hàng không mong muốn phải trả thêm tiền.
Các quan niệm và kỹ thuật được sử dụng trong hệ thống này được gọi là hệ thống sản xuất toyota và gần đây nó được giới thiệu và trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ dưới tên mới là sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing). Các quan
niệm của lean ngày càng mang tính thực tiễn, không chỉ ở những nơi sản xuất mà còn thực hiện Lean ngay cả khối văn phòng.
Ngày nay, thuật ngữ Lean đã có mặt trong kho từ vựng về sản xuất. Những người ra quyết định, những nhà lãnh đạo cấp cao, và trong quản lý triển khai, chất lượng, các nguồn lực, các hoạt động tác nghiệp và công nghệ đã nghe nhiều về lean hơn những phương pháp khác. Và cụm từ “Lean Manufacturing” hay “Lean Production” đã được xuất hiện lần đầu tiên trong quyển “The Machine that Chaged the World” xuất bản năm 1990.
Định nghĩa Lean là một triết lý sản xuất, rút ngắn khoảng thời gian từ khi nhận được đơn hàng cho đến khi giao các sản phẩm hoặc chi tiết bằng cách loại bỏ mọi dạng lãng phí. Sản xuất tiết kiệm giúp giảm được các chi phí, chu trình sản xuất và các hoạt động phụ không cần thiết, không có giá trị, khiến cho công ty trở nên cạnh tranh, mau lẹ hơn và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.