- Thứ tư: Dàn ý nghiên cứu kiểu so sánh
2. Một số vi phạm phổ biến
Tuy gặp nhiều khó khăn trong việc nêu ra một định nghĩa chung, thống nhất cho khái niệm tính trung thực trong nghiên cứu, nhiều nước trên thế giới lại xây dựng được các khái niệm và tiêu chuẩn để xác định thế nào là hành vi khơng trung thực. Hoa Kỳ là một ví dụ. Tuy khơng có định nghĩa chung về khái niệm trung thực trong nghiên cứu, Văn phịng Chính sách về Cơng nghệ và Khoa học của Nhà Trắng lại đưa ra định nghĩa về hành vi không trung thực trong lĩnh vực này. Theo đó, những hành vi khơng trung thực trong nghiên cứu được hiểu là làm giả, làm sai lệch, đạo văn khi đề xuất, thực hiện, hoặc đánh giá một cơng trình nghiên cứu, hoặc khi cung cấp thơng tin về cơng trình nghiên cứu đó.29 Hội đồng Nghiên cứu Vương quốc Anh (Research
Councils UK), một trong những cơ quan quản lý và xét duyệt tài trợ chính thức cho nghiên cứu
khoa học ở Vương quốc Anh cũng đưa ra danh sách các hành vi bị coi là không trung thực. Bên cạnh bốn hành vi nêu trên cịn có gian dối, vi phạm nghĩa vụ phải cẩn trọng, và xử lý các cáo
buộc vi phạm một cách thiếu thích đáng.30
Một ví dụ điển hình cho những vi phạm này có thể kể đến là trường hợp Nhà xuất bản SpringerPlus rút lại một bài báo khoa học đã đăng tải của một nhà nghiên cứu Việt Nam trong lĩnh vực y học, do vấp phải những vấn đề đạo đức. Cụ thể là các thử nghiệm lâm sàng trong nghiên cứu đó chưa được chấp thuận bởi một hội đồng có thẩm quyền của Việt Nam.31
Một hình thức vi phạm phổ biến khác là hành vi đạo văn. Một ví dụ điển hình là vụ việc một cơng trình nghiên cứu của hai nghiên cứu sinh người Việt ở Nhật công bố vào năm 2000 đã bị người khác đạo văn, chiếm đoạt gần như toàn bộ và đăng tải lại bởi một tác giả khác vào năm 2004.32
Trên đây chỉ là hai hành vi vi phạm điển hình trong nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới. Cịn rất nhiều hành vi khác, ví như làm giả dữ liệu, cố ý làm sai lệch dữ liệu, hoặc không tuân thủ đầy đủ các quy định. Tuy nhiên, dù là hành vi nào thì tác hại của nó khơng chỉ xẩy ra đối với người vi phạm, thể hiện ở việc bị mất uy tín, bị kỷ luật, hoặc thậm chí có thể bị truy tố. Đã có nhiều nhân vật quan trọng ở nhiều nước đã gánh chịu những hậu quả nặng nề từ hành vi thiếu trung thực trong học thuật, mà một trong những ví dụ điển hình là việc Tổng thống Hungary vào năm 2012 đã phải từ chức vì bị phát hiện đạo văn trong luận án tiến sỹ của mình.33 Nghiêm trọng hơn, sự khơng trung thực làm xói mịn lịng tin của cơng chúng vào tính tồn vẹn, đạo đức, và chất lượng của nghiên cứu khoa học. Trong số các hành vi vi phạm nêu trên, đặc biệt phổ biến là hành vi đạo văn, nhất là trong các ngành khoa học xã hội. Đạo văn có thể xảy ra do vơ tình hay cố ý, nhưng dù vơ tình hay cố ý thì hành vi này cũng bị coi là sai trái và phải chịu trách nhiệm.