- Thứ tư: Dàn ý nghiên cứu kiểu so sánh
2. Một số vấn đề khi xây dựng đề cương luận văn, luận án
a) Vấn đề xác định “hướng nghiên cứu” (Câu hỏi hay vấn đề nghiên cứu).
Hiện nay có một cơ số học viên, NCS không nhận thức được tầm quan trọng của việc cần xác định trước (chuẩn bị) cho mình hướng nghiên cứu, hay nói chính xác là vấn đề mình cần quan tâm nghiên cứu. Thông thường trong khi học, hoặc trước khi vào học hoặc quyết định làm luận án tiến sĩ, khơng ít học viên, NCS khơng biết mình quan tâm hay
* Giảng viên Khoa Luật ĐHQG Hà Nội.
sẽ nghiên cứu vấn đề gì. Tình trạng này được ví như một doanh nhân quyết định tham gia vào hoạt động thương mại nhưng lại khơng biết mình sẽ kinh doanh mặt hàng gì, mình có thế mạnh gì và mình sẽ phải có chiến lược kinh doanh như thế nào. Thực tế có những học viên, NCS cho đến khi cần phải bảo vệ đề cương luận văn, luận án cũng còn “rất hoang mang”, “loay hoay” chọn hướng nghiên cứu. Cầm trong tay danh sách những đề tài mà bộ mơn/khoa gợi ý, có học viên, NCS đã khơng biết mình nên chọn đề tài nào vì đề tài nào cũng hay hoặc đề tài nào cũng khó (vì khơng biết phải triển khai như thế nào).
Xin đơn cử một ví dụ: Có lần một học viên tìm gặp muốn nhờ tơi làm người hướng dẫn luận văn, luận án. Sau một hồi trao đổi, tôi hỏi về định hướng nghiên cứu, về lĩnh vực gì hay cái gì học viên quan tâm nhất, thấy thú vị nhất. Tuy nhiên, học viên nói khơng biết nghiên cứu cái gì, cũng khơng biết cái gì là thú vị và muốn được khám phá, nghiên cứu. Tôi hỏi, vậy trước khi vào học mà khơng biết mình quan tâm gì hay sao? Học viên chia sẻ là thực sự không quan tâm lắm vì thấy mọi người đi học cao học thì cũng muốn đi chứ khơng biết viết gì. Tơi hỏi lại là sao không đến gặp tôi sớm hơn một chút vì mấy hơm nữa là đến ngày bảo vệ đề cương rồi. Học viên nói với tơi là vì sắp đến ngày bảo vệ đề cương rồi mà vẫn chưa biết làm gì nên mới đến gặp tơi…
Có lẽ, những ví dụ tương tự như trên không phải là hiếm ở nước ta. Rõ ràng, sự chuẩn bị, hay nói chính xác là mục đích học cao học hay làm NCS dường như chưa được xác định một cách đúng đắn ngay từ đầu. Thực ra điều này cũng có thể được giải quyết nếu học viên may mắn gặp được người hướng dẫn tận tình, có kinh nghiệm, chun mơn vững. Nhưng nếu bản thân học viên, NCS chưa biết mình muốn gì, chưa quan tâm đến vấn đề cần nghiên cứu (câu hỏi nghiên cứu) thì sẽ rất bối rối, lúng túng khi thực hiện luận văn, luận án. Điều này chứng tỏ học viên khá thụ động trong khoa học và chưa có sự chuẩn bị tốt cả trên phương diện kiến thức lẫn tâm thế, ý thức để thực hiện một cơng trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc như luận văn, luận án.
Thông thường học cao học là bắt đầu bước vào con đường nghiên cứu, nhưng ở Việt Nam không hẳn lúc nào cũng cũng được nhận thức như vậy. Định hướng nghiên cứu trong luật học cũng khơng phải dễ mà tìm ra được ngay, bởi muốn tìm được định hướng nghiên cứu đúng, ngồi những hiểu biết, nhạy cảm về xã hội, thời cuộc, học viên cịn phải có tri thức về lĩnh vực ấy.
Vì vậy, nếu như thực sự có những suy tư, trăn trở về lĩnh vực, hướng nào đó, thì học viên ắt sẽ tìm ra những vấn đề mình quan tâm và tìm hiểu xem vấn đề đó đã được người khác nghiên cứu như thế nào, đã giải quyết những gì, vấn đề gì chưa được nghiên cứu cần được tiếp tục nghiên cứu. Ngược lại, nếu học viên không chủ động (hay không quan tâm) suy tư, trăn trở trước cho hướng nghiên cứu thì đồng nghĩa với việc họ cũng gặp khơng ít khó khăn khi tìm cho mình một nhà nghiên cứu là chuyên gia trong lĩnh vực mình quan tâm để xin được hướng dẫn, giúp đỡ xây dựng đề cương. Thực tế chỉ ra rằng, những học viên (thiếu định hướng) này thường cố gắng tìm cho mình những cán bộ hướng dẫn “dễ tính”, “có học hàm cao”, “nhiệt tình” hay thậm chí thấy thích vì những lý do liên quan
đến tính cách, hình dáng, ăn nói…mà chẳng quan tâm đến việc người hướng dẫn đó có phải là một chun gia hay khơng.
Để khơng thụ động chờ “may mắn”, đảm bảo cho mình có được hướng nghiên cứu hữu ích, phù hợp với những suy tư, trăn trở của mình, có được người hướng dẫn phù hợp và chất lượng luận văn, luận án tốt, tôi cho rằng, trước hết học viên, NCS cần:
- Suy tư, trăn trở về lĩnh vực mà mình quan tâm nghiên cứu (có thể liên quan đến lĩnh vực cơng tác, có thể do thiên hướng, sở thích…) và tìm hiểu những thơng tin liên quan đến lĩnh vực đó càng sớm, càng nhiều càng tốt;
- Dù xác định được hay chưa xác định được hướng nghiên cứu nhưng hãy mang tất cả những trăn trở, suy tư của mình đến chuyên gia (hãy tìm hiểu trước về chuyên gia thuộc lĩnh vực mình quan tâm) để nhờ xác định cụ thể hơn hướng nghiên cứu sao cho phù hợp, chính xác và khoa học;
- Đối với học viên cao học, hãy coi học cao học là học nghiên cứu, là bước đi đầu tiên trên con đường tiếp cận khoa học và phải có thái độ khoa học nghiêm túc. Còn đối với NCS hãy xác định rằng, làm luận án tiến sĩ có nghĩa là đã chọn nghiên cứu khoa học pháp lý làm nghề nghiệp cho bản thân;
Thiết nghĩ, nếu khơng có sự chuẩn bị, khơng có những suy tư, khơng tham vấn các chuyên gia từ trước, thì khó có thể có một hướng nghiên cứu tốt, phù hợp và, đương nhiên khơng thể có một đề cương tốt cho luận văn, luận án. Và khi khơng có một đề cương tốt thì khơng thể đảm bảo rằng sẽ có một luận văn, luận án có chất lượng.
b) Về vấn đề “tính cấp thiết của đề tài” và “tổng quan tình hình nghiên cứu”
Đối với luận văn thạc sĩ, một trong những vấn đề mà tơi cảm nhận thấy khơng ít học viên dường như chưa nhận diện rõ và phân biệt được: “Tính cấp thiết của đề tài” và “Tổng quan tình hình nghiên cứu”. Có học viên trong khi viết “Tính cấp thiết của đề tài” lại đi phân tích một số tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm chứng minh là vấn đề này ít được nghiên cứu, nghiên cứu đã khơng cịn tính mới, hoặc hướng nghiên cứu hồn tồn khác để qua đó chứng minh cho tính cần thiết của việc nghiên cứu đề tài. Có lẽ, theo nhiều học viên, đây là cách để nêu lên tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu?!
Trước khi xây dựng đề cương, có khi người hướng dẫn chỉ cần yêu cầu học viên phác thảo sơ qua kết cấu của luận văn, luận án (các chương, mục của đề tài) rồi chỉnh sửa, nhưng từ kinh nghiệm bản thân, tôi cho rằng, để xây dựng đề cương tốt và đặc biệt để sau này học viên thực sự viết tốt, học viên cần phải chứng minh cho người hướng dẫn biết tại sao họ lại chọn đề tài này, tính cần thiết, tính thời sự của vấn đề và, đặc biệt, là tổng quan tình hình nghiên cứu. Thiết nghĩ, khi làm được những điều đó chứng tỏ học viên đã cảm thụ được tại sao mình lại chọn đề tài này (hướng nghiên cứu này) và hướng nghiên cứu này sẽ có ích, giá trị như thế nào đối với xã hội, đối với ngành hay lĩnh vực khoa học mình quan tâm. Thơng qua việc tìm hiểu, đánh giá tình hình nghiên cứu trước đó, học viên có
một cái nhìn khá tồn diện, có chiều sâu về lĩnh vực mình muốn nghiên cứu. Điều đó giúp người hướng dẫn và học viên định vị tốt hơn và sẽ xây dựng được một đề cương (đặc biệt là kết cấu của luận văn, luận án) tốt hơn.
Để phân biệt được hai mục này, dưới đây, tơi xin trình bày quan điểm của mình về “tính cấp thiết” và “tổng quan tình hình nghiên cứu” và sau đó phân biệt chúng để học viên, NCS có được sự nhận diện tốt hơn khi xây dựng đề cương cho luận văn, luận án của mình.
Về “Tính cấp thiết của đề tài”:
Tính cấp thiết của đề tài thường là phần để tác giả chỉ ra tính quan trọng của đề tài, giá trị của định hướng nghiên cứu đối với việc giải quyết vấn đề nào đó đang nảy sinh trong xã hội, trong đời sống khoa học và cần được giải quyết hay góp sức, đưa ra những khuyến nghị, giải pháp khoa học. Nghiên cứu khoa học ở nước ta thường được đánh giá cao nếu hướng tới trực tiếp giải quyết “vấn đề xã hội” nào đó (xu hướng vị nhân sinh) nên việc chỉ ra tính cấp thiết của định hướng nghiên cứu là vơ cùng quan trọng. Nếu hiểu một cách đơn giản hơn, tính cấp thiết có nghĩa là chỉ ra chỉ ra tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc nghiên cứu vấn đề nghiên cứu đối với xã hội, ngành, chuyên ngành khoa học. Các học viên khi bắt đầu viết “Tính cấp thiết” thường viện dẫn những chính sách quan trọng, nghị quyết chính trị, vấn đề nổi cộm, đang rất nóng của xã hội để nói lên tính cấp thiết của đề tài. Thực chất, đấy mới chỉ là nói đến một phần của “Tầm quan trọng” của đề tài.
“Tầm quan trọng” của định hướng nghiên cứu là những tác động, giá trị của đề tài nghiên cứu đối với khoa học hay giải quyết các vấn đề xã hội, hay chỉ là góp sức nhỏ nhoi nào đó và đặt trong bối cảnh của thời đại, xã hội. Nghĩa là, ngồi tính “nóng” (tính thời sự), cũng cần chỉ ra những tác động của kết quả nghiên cứu đối với xã hội. Ở phần này tác giả nên nhấn mạnh về tính quan trọng, sự ảnh hưởng của cơng trình đó đối với ngành, chun ngành và xã hội.43
Như vậy, trong phần “Tính cấp thiết của đề tài”, học viên cần phải lưu ý:
+ Phân tích một cách cơ đọng nhất bối cảnh thời đại đặt trong mối liên hệ trực tiếp với định hướng nghiên cứu để chứng minh tính “nóng” của vấn đề;
+ Khẳng định tầm quan trọng của đề tài (hướng nghiên cứu), giải trình về những tác động, ảnh hưởng của những kết quả dự kiến đối với ngành, chuyên ngành và xã hội (ở mức độ nào đó có thể hiểu là sự giải trình rõ hơn về mục đích nghiên cứu);
+ Khơng đi vào phân tích các cơng trình khoa học khác đã nói gì về vấn đề này như thế nào như là cách để lập luận cho việc tiếp cận nghiên cứu đề tài, vì đó là việc của mục “Tổng quan tình hình nghiên cứu”.
- Về “Tổng quan tình hình nghiên cứu”:
Khác với “Tính cấp thiết của đề tài”, “Tổng quan tình hình nghiên cứu” là phần để tác giả phơ diễn những hiểu biết của mình về lĩnh vực nghiên cứu theo cơng thức: những gì đã được nghiên cứu, những gì chưa được nghiên cứu (xác định khoảng trống trong định hướng hay vấn đề nghiên cứu) và qua đó khẳng định hướng nghiên cứu, đeo đuổi của mình.
Mục đích của phần này là nhằm chỉ ra tính kế thừa, tính mới, tính độc lập của hướng nghiên cứu, qua đó nhà nghiên cứu khẳng định hướng nghiên cứu của họ là mới, không lặp lại, không sao chép và họ đã thật sự trăn trở, tìm hiểu kỹ về lĩnh vực này và sẽ là chuyên gia về lĩnh vực này theo hướng nghiên cứu mới.
Trên thực tế, “Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài” là phần mà nhiều học viên, NCS ở nước ta thiếu sự đầu tư nhất, đơi khi mang tính chất đối phó. Ngun nhân có nhiều, nhưng chủ yếu là việc học viên, NCS ít quan tâm, trăn trở đến vấn đề mình muốn tiếp cận, thụ động trong việc chọn câu hỏi nghiên cứu (research question), sự khó khăn trong tiếp cận tài liệu…
Một nhà khoa học hay người phản biện luận văn, luận án sẽ khó có thể bị thuyết phục, thiếu niềm tin vào kết quả của luận văn, luận án nếu phần “Tổng quan tình hình nghiên cứu” được viết một cách hời hợt, qua loa và theo đó sẽ đánh giá rất thấp kết quả nghiên cứu của học viên cũng như nghi ngờ về tính mới, sự độc lập cũng như những vấn đề được đưa ra trong luận văn, luận án. Học viên khẳng định và cam đoan là “Luận văn, luận án là cơng trình khoa học của riêng tơi, những kết luận, số liệu được đưa ra … là mới và chưa hề được cơng bố ở cơng trình khác[…]” thì phải chỉ ra cho mọi người thấy trước đó có những ai quan tâm đến lĩnh vực này rồi, người khác quan tâm như thế nào, chỉ ra những bất hợp lý của họ và qua đó xác định và lập luận hướng nghiên cứu của bạn là mới là đúng đắn, phù hợp. Như vậy, nếu không chỉ ra hướng nghiên cứu mới (hướng đó chưa có ai nghiên cứu hoặc cách tiếp cận khác) thì những lời cam đoan trên chỉ là “viết cho đủ thủ tục” mà thôi.
Trong nhiều lần làm tham gia hội đồng đánh giá luận văn, luận án thạc sĩ luật học tơi nhận thấy có nhiều luận văn, luận án viết phần này như thể để cho có. Nhiều tác giả luận văn, luận án có lẽ chỉ làm một việc rất đơn giản là tìm kiếm trên mạng hay sao chép từ Danh mục tài liệu tham khảo của các cơng trình khác có liên quan đến tên đề tài luận văn, luận án rồi đưa vào phần “Tổng quan tình hình nghiên cứu” theo kiểu có “điểm danh” đến. Thậm chí, trong nhiều luận văn, luận án cịn khơng ghi cụ thể hay ghi không đúng tên tài liệu, tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản, tên tạp chí… Thiết nghĩ, học viên cần phải phân biệt hai khái niệm “Tổng quan tình hình nghiên cứu” và “Danh mục tài liệu tham khảo”.
Có trường hợp, các danh mục tài liệu được liệt kê trong phần “Tổng quan tài liệu tham khảo” có mối liên hệ rất xa hoặc không liên quan đến đề tài của luận văn, luận án. Chẳng hạn, luận văn, luận án bàn về “Quyền của lao động nữ” nhưng tác giả luận văn, luận án chỉ liệt kê tài liệu về quyền con người, nhà nước pháp quyền hay gần hơn một chút là quyền của phụ nữ… mà khơng hề có bất cứ một tài liệu nào liên quan trực tiếp đến quyền của lao động nữ.
đó, khơng chỉ ra những luận điểm cơ bản của các cơng trình đó, khơng phê bình khoa học đối với các cơng trình trước đó. Một số khác nghiêm túc hơn thì sau khi liệt kê hàng loạt cơng trình nghiên cứu trước đó bèn đưa ra một kết luận khá chắc chắn rằng “Những cơng trình khoa học nói trên dù có những thành tựu đặc biệt, được phân tích khá cơng phu, nghiêm túc […], nhưng nhìn chung nay đã cũ, hoặc nói q chung chung […] mà chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề cụ thể (ví dụ về quyền của lao động nữ)”. Rõ ràng, cách tiếp cận này là khá hơn, nhưng cũng khó có thể chấp nhận được khi tác giả luận văn, luận án khơng phân tích tồn diện những cơng trình trước đó, bình luận, phê phán… rồi sau đó mới chỉ ra được những khoảng trống cho mình nghiên cứu.
Tầm quan trọng của phần này là ở chỗ, sau khi phân tích tồn diện các cơng trình nghiên cứu trước đó thì tác giả mới phát hiện ra khoảng trống để cho mình nghiên cứu và nhận thấy khoảng trống đó nếu khơng được lấp thì rất khơng ổn (vì tính cấp thiết (tầm quan trọng phải lấp chỗ trống) như đã chỉ ra ở trên). Từ các bước trên, tác giả mới hùng hồn chứng minh cho hướng nghiên cứu của mình.
Một trong những vấn đề nữa mà tôi hay gặp là tỷ lệ phần Tổng quan tài liệu thường quá ngắn, nhất là đối với các luận văn. Từ những luận văn thạc sĩ mà tôi được tiếp cận, đa phần dung lượng cho mục “Tài liệu tổng quan” thường chỉ khoảng 1 hoặc 1,5 trang. Rõ ràng