- Tạp chí in:
49 Thông thường học viên, nghiên cứu sinh được khuyến cáo là không lạm dụng chữ viết tắt, không viết tắt những cụm từ dài hoặc những cụm từ ít xuất hiện trong luận văn, luận án.
- Danh mục các bản đổ, hình vẽ, đồ thị (nếu có)
- Bảng ký hiệu các chữ viết tắt (nếu có) xếp theo thứ tự bảng chữ cái, căn cứ vào chữ cái đầu của các chữ viết tắt.
MỞ ĐẦU Chương 1 - …………………….. 1.1.... 1.2.... Chương 2 - …………………. 2.2.... 2.1.1.... 2.1.2.... 2.2.... ..... Chương 3 - …………………… ……… KẾT LUẬN
- Tài liệu tham khảo - Phụ lục (nếu có).
Các cơ sở đào tạo ở Việt Nam cịn quy định về những khía cạnh hình thức khác, ví dụ, theo hướng dẫn của Khoa Luật ĐHQG Hà Nội thì luận văn, luận án phải sử dụng chữ VnTime/ Unicode cỡ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương, mật độ chữ bình thường, khơng được nén hoặc kéo giãn khoảng cách giữa các chữ; giãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3 cm; lề dưới 3.5 cm; lề trái 3.5 cm; lề phải 2 cm. Luận văn phải được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210x297 mm). Các bảng biểu, bản đồ, đồ thị, hình vẽ… (nếu có) phải ghi rõ nguồn, số thứ tự của bảng trong chương, ví dụ có 2 bảng trong chương 1 thì cách thức ghi là Bảng 1.1, bảng 1.2 (số 1 đầu tiên là chương 1, số 1, 2, 3,… là bảng 1, bảng 2, bảng 3), tương tự, với chương 2, số thứ tự các bảng sẽ là Bảng 2.1, bảng 2.2, bảng 2.3,…Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang…
Cũng liên quan đến hình thức văn bản, nhiều cơ sở đào tạo cịn quy định độ dài (tối thiểu, tối đa) của luận văn, luận án. Ví dụ, ở Việt Nam, theo Khoản 2 Điều 30Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thơng tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục-Đào tạo (đã nêu ở trên) thì: “Luận án tiến sĩ có khối lượng khơng q 150 trang A4, khơng kể phụ lục, trong đó có ít nhất 50% số trang trình bày kết quả nghiên cứu
và biện luận của riêng nghiên cứu sinh”.50 Đối với luận văn thạc sĩ, theo quy định tại Điều 42(1,e) Quy chế đào tạo sau đại học ở ĐHQG Hà Nội (ban hành theo Quyết định số 1555/QĐ- ĐHQGHN ngày 25/5/2011 của Giám đốc ĐHQG Hà Nội) thì: “Luận văn có khối lượng khoảng 70 trang A4 có thể nhiều hoặc ít hơn tùy đặc thù lĩnh vực nghiên cứu của luận văn nhưng không quá 120 trang, được chế bản theo mẫu quy định chung của Đại học Quốc gia Hà Nội”.
Về cấu trúc nội dung, mặc dù có sự mềm dẻo, song thơng thường luận văn/luận án có các phần đề cập đến những vấn đề sau:
- Phần mở đầu: Nêu lý do lựa chọn đề tài, mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài… Với luận án tiến sĩ cịn có thêm mục giới thiệu ngắn gọn về cơng trình nghiên cứu ở đầu phần.
- Phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Với luận văn thạc sĩ, mục này được lồng vào Phần Mở đầu, tuy nhiên, với luận án tiến sĩ, Tổng quan nghiên cứu cần được trình bày thành một phần /chương riêng. Trong phần này, học viên/nghiên cứu sinh phải liệt kê, phân tích, đánh giá các cơng trình nghiên cứu liên quan mật thiết đến đề tài luận văn/luận án mà đã được cơng bố ở trong và ngồi nước, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại mà luận văn/luận án sẽ tập trung giải quyết, xác định mục tiêu của đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu. Yêu cầu về mức độ phân tích, đánh giá các cơng trình nghiên cứu với luận án cao hơn nhiều so với luận văn.
- Phần Nội dung, kết quả nghiên cứu: Phần này có thể được trình bày trong một hoặc nhiều chương (luận văn thạc sĩ thường chỉ trình bày trong một chương, cịn luận án tiến sĩ có thể nhiều hơn). Tuy nhiên, dù số chương là bao nhiêu thì trong phần này học viên/nghiên cứu sinh cũng cần trình bày cơ sở lý thuyết của vấn đề, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, các luận điểm, luận cứ, và kết quả nghiên cứu của mình.
- Kết luận và kiến nghị: Phần này thường được trình bày trong một chương, trong đó nêu ra những phát hiện mới, những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu và đề xuất, kiến nghị về việc áp dụng và những nghiên cứu tiếp theo.
Về tính trung thực:
Tất cả các cơ sở đào tạo trên thế giới, bao gồm ở Việt Nam, đều đặt ra yêu cầu về tính trung thực trong việc viết luận văn, luận án, mặc dù mức độ chặt chẽ của cơ chế kiểm soát là khác nhau.
Ở Việt Nam, như các quy định đã nêu ở trên (trong các Quy chế đào tạo Bộ Giáo dục-Đào tạo và ĐHQG Hà Nội), luận văn, luận án phải là những cơng trình nghiên cứu khoa học của chính học viên, nghiên cứu sinh. Hướng dẫn về thể thức luận văn, luận án
50Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 42(1,e) Quy chế đào tạo sau đại học ở ĐHQG Hà Nội (ban hành theo Quyết định số1555/QĐ-ĐHQGHN ngày 25/5/2011 của Giám đốc ĐHQG Hà Nội) thì: “Luận án có khối lượng khoảng 100 trang A4, có 1555/QĐ-ĐHQGHN ngày 25/5/2011 của Giám đốc ĐHQG Hà Nội) thì: “Luận án có khối lượng khoảng 100 trang A4, có thể nhiều hoặc ít hơn tùy đặc thù lĩnh vực nghiên cứu của luận án nhưng không quá 200 trang, được chế bản theo mẫu quy định chung của Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó trên 50% là trình bày các kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng nghiên cứu sinh”.
của các cơ sở đào tạo ở Việt Nam đều có mục “Lời cam đoan” (theo mẫu), trong đó học viên, nghiên cứu sinh phải nêu rõ hai ý: (i) Luận văn/luận án là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả; (ii), Các kết quả nêu trong luận văn/luận án chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác; các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn/luận án đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Để làm cơ sở đánh giá tính trung thực của luận văn, luận án, các cơ sở đào tạo ở Việt Nam cũng có những quy định chi tiết về cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo nhằm bảo đảm tính tường minh và hợp pháp trong việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác. Ví dụ, theo quy định hiện hành của ĐHQG Hà Nội, tài liệu tham khảo cần được chỉ rõ và đặt trong dấu móc vng, ví dụ...... [4]; ........ [3,tr.5] (khơng áp dụng cách trích dẫn dạng footnote). Danh mục Tài liệu tham khảo phải xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật, ...), trong đó các tài liệu bằng tiếng nước ngồi phải giữ ngun văn, khơng phiên âm, không dịch (chỉ với những tài liệu bằng ngơn ngữ cịn ít người biết thì có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu). Tài liệu tham khảo phải xếp theo thứ tự ABC… họ tên tác giả theo thông lệ từng nước. Cụ thể, với tác giả là người nước ngồi thì xếp thứ tự ABC.. theo họ,51 còn với tác giả là người Việt Nam thì xếp theo thứ tự ABC.. theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt, không đảo tên lên trước họ.52Tài liệu khơng có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC.. từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục & đào tạo xếp vào vần B, v.v... Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin, bao gồm: Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (khơng có dấu ngăn cách); Năm xuất bản (đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau dấu ngoặc đơn; Tên sách, luận án hoặc báo cáo được in nghiêng, có dấu phẩy cuối tên;Nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản); Nơi xuất bản (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo).53Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách... thì cần ghi đầy đủ các thơng tin, bao gồm: Tên tác giả (khơng có dấu ngăn cách); Năm cơng bố (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn); Tên bài báo (đặt trong ngoặc kép không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên); Tên tạp chí hoặc tên sách (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên); Tập (khơng có dấu ngăn cách); Số (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn); Các số trang (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc). Ngoài ra, theo quy định nếu tài liệu dài hơn một trang thì cần trình bày sao cho từ dịng thứ hai lùi vào so với dòng thứ nhất 01 cm để phần tài liệu tham khảo được rõ ràng và dễ theo dõi.