Khái niệm phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu BẢN THẢO SÁCH PPNCKH NGANH LUAT - ok (Trang 25 - 28)

III. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu khoa học

1. Khái niệm phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Thuật ngữ “ phương pháp luận” - methodology được cấu thành từ hai từ trong ngôn ngữ Hy lạp “ Μεθοδολογία,”, ” phương pháp “ là con đường để nhận thức vấn đề, “ luận “ là khoa học, học thuyết hay lý thuyết.

Phương pháp luận luật học (methodology of law) được đưa vào giảng dạy, nghiên cứu cả ở bậc đại học và sau đại học.

Phương pháp luận của khoa học được hiểu và sử dụng theo nhiều nghĩa. Theo nghĩa hẹp, phương pháp luận của khoa học là học thuyết, lý luận về các nguyên tắc, cách thức

nhận thức khoa học đối tượng nghiên cứu của khoa học. Theo nghĩa rộng, phương pháp luận của khoa học là tổng hợp các nguyên tắc khoa học, các cách thức, thế giới quan của nhà nghiên cứu, là hệ thống các phương pháp nhận thức, là tổng hợp các khái niệm, phạm trù có vai trị là phương tiện nhạn thức đối tượng nghiên cứu của khoa học4.

Trong luật học, phương pháp luận được hiểu ở nhiều mức độ khác nhau, song về cơ bản là thống nhất. Theo đó, phương pháp luận là các nguyên tắc cơ bản – tức là các quan điểm cơ bản, định hướng, là hệ thống các cách thức, phương pháp, phương tiện để nhận thức các hiện tượng khách quan, là phương pháp tiếp cận các vấn đề cần nghiên cứu. Chỉ là một khoa học chân chính, đích thực khi nó khơng chỉ là hệ thống các tri thức về thế giới khách quan mà còn chứa đựng các cách thức, phương pháp tiếp nhận khoa học và làm giầu thêm các tri thức.

Diễn đạt một cách ngắn gọn, phương pháp luận của lý luận nhà nước và pháp luật là lý thuyết – học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học là các quan điểm, nguyên tắc tiếp cận các vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật, về quá trình nhận thức, thực tiễn các hoạt động xã hội – pháp lý; là hệ thống các nguyên tắc, phạm trù có mối liên hệ mật thiết tạo thành phương pháp, cách thức nhận thức các hiện tượng nhà nước và pháp luật trong đời sống xã hội.

Xu hướng phương pháp luận của khoa học pháp lý hiện đại là dựa trên những thành tựu của khoa học pháp lý và nhiều ngành khoa học khác, tổng hợp nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau với mục đích nhận thức tồn diện, có hệ thống về thực tiễn nhà nước và pháp luật. Chỉ với quan điểm mở, khách quan như vậy trong việc tiếp cận các vấn đề nhà nước, pháp luật, con người và xã hội mới cho phép đánh giá đúng đắn, hợp lý đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật nói riêng, của luật học nói chung.

Chẳng hạn, trong cách tiếp cận phạm trù “kiểu nhà nước “, hay “kiểu pháp luật “, phương pháp luận – tức phương pháp tiếp cận cơ bản và hiện đại là nhận thức, vận dụng kết quả của nhiều cách tiếp cận chủ yếu như: tiếp cận theo hình thái kinh tế - xã hội, tiếp cận văn hóa, văn minh và tiếp cận quyền con người, nhà nước pháp quyền , dân chủ.

Một số yêu cầu cơ bản của phương pháp luận nghiên cứu khoa học về nhà nước và

pháp luật – lý luận, lịch sử, xã hội học pháp luật.

- Trên quan điểm duy vật biện chứng, cần xem xét các hiện tượng nhà nước và pháp luật trong mối quan hệ với cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, đạo đức, mối quan hệ giữa nhà nước, pháp luật quốc gia và quốc tế, hội nhập.

+ Các vấn đề nhà nước và pháp luật luôn chịu sự quy định, tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và cơng nghệ, từ sự hình thành, thay đổi, bản chất nhà nước, pháp luật đến các hình thức, bộ máy và các chức năng nhà nước, hình thức, nguồn, chức năng,vai trị, giá trị của pháp luật. Chẳng hạn, chính thể nhà nước là phạm trù chính

trị – pháp lý chứ khơng chỉ thuần t là pháp lý, tính ổn định tương đối của hình thức chính thể nhà nước, theo đó cần được lý giải từ sự tác động của các yếu tố phi kinh tế như truyền thống, văn hóa chính trị, văn hóa tâm linh, văn hóa pháp luật; tương quan giữa các lực lượng trong và ngoài nước; đời sống chính trị thế giới đương đại vv…Trong việc nghiên cứu, đánh giá và đề ra các giải pháp nhằm hạn chế vi phạm pháp luật, tất yếu phải đề cập đến sự tác động qua lại giữa các yếu tố pháp lý, xã hội, kinh tế và phi kinh tế5.

+ Quan điểm duy vật biện chứng cũng yêu cầu không được tuyệt đối hố vai trị của các yếu tố kinh tế trong việc tiếp cận các vấn đề nhà nước và pháp luật cả về lý luận và thực tiễn. Cần phải tiếp cận các vấn đề nhà nước, pháp luật trong sự tác động qua lại giữa kinh tế - xã hội - nhà nước - pháp luật.

+ Quan điểm duy vật biện chứng yêu cầu việc xem xét các vấn đề nhà nước và pháp luật trong sự vận động, phát triển và trong các mối liên hệ phổ biến với các vấn đề xã hội khác. Ví dụ, nghiên cứu về ý thức pháp luật của các cá nhân hiện nay phải đặt trong các mối liên hệ, các yếu tố tác động đa chiều đến ý thức pháp luật như điều kiện sống, trình độ học vấn, văn hóa, phong tục, tập qn, đạo đức, cơng nghệ, kỹ thuật, các yếu tố tác động từ phía hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền v.v...

- Trên quan điểm duy vật lịch sử, các vấn đề nhà nước và pháp luật cần được đặt trong những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử khách quan của xã hội, quốc gia, dân tộc và thời đại.

Lý luận nhà nước và pháp luật hiện đại cần khắc phục sự nghiên cứu, đánh giá phiến diện, chủ quan, máy móc, thiếu cơng bằng đối với các vấn đề nhà nước và pháp luật trước kia cũng như hiện nay trong bối cảnh tồn cầu hóa. Hội nhập quốc tế, tiếp thu chọn lọc các giá trị của văn hóa pháp luật nhân loại đã đến lúc cần phải được thể hiện trong nội dung của lý luận nhà nước và pháp luật.

- Trên quan điểm nhà nước pháp quyền, quyền con người để nghiên cứu, đánh giá các hiện tượng nhà nước và pháp luật

Xây dựng nhà nước pháp quyền, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, quyền công dân đã và đang là xu thế phát triển của thời đại. Nhà nước pháp quyền có trách nhiệm chính trị, đạo đức, pháp lý hiến định trong việc thừa nhận, bảo vệ, bảo đảm các quyền con người, quyền cơng dân. Chính vì vậy cần có sự đổi mới trong cách phân tích, lý giải các vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật, lịch sử nhà nước và pháp luật, lịch sử các học thuyết nhà nước và pháp luật so với trước đây.

Trong xã hội hiện đại, trước sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của lực lượng sản xuất, trước những thay đổi to lớn đang diễn ra trong đời sống chính trị - xã hội ở các quốc gia khác nhau, vai trị của nhà nước và dịch vụ cơng cùng các nhu cầu về bảo đảm an

5 Xem, Hoàng Thị Kim Quế, “Tác động của nhân tố phi kinh tế trong đời sống pháp luật ở nước ta’, Tạp chí Nghiên cứulập pháp, số 8, 2001, tr. 68-75. lập pháp, số 8, 2001, tr. 68-75.

toàn, an ninh không ngừng tăng lên 6. Nhu cầu về công lý, về hoạt động xét xử cũng tăng lên rất mạnh. Nhu cầu này, người dân chờ đợi khơng ngồi ai khác là từ chính nhà nước. Đời sống nhà nước, hoạt động nhà nước đã mở rộng nhanh chóng, bất luận có sự đang dạng về xuất xứ, về chính thể của các nhà nước trên thế giới.7

Một phần của tài liệu BẢN THẢO SÁCH PPNCKH NGANH LUAT - ok (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w