Đánh giá chung về hiện trạng phát triển du lịch

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUY HOẠCH (Trang 60 - 63)

IV. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC KẠN (200 5 2015)

10. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển du lịch

10.1. Những kết quả đạt được

- Lượng khách du lịch không ngừng tăng (năm 2015 gấp 6,17 lần năm 2005, trong đó khách quốc tế gấp 2,98 lần). Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch quốc tế đạt 11,56/năm, khách nội địa đạt 20,34%/năm.

- Tổng thu từ khách du lịch tăng, năm 2015 gấp 25,1 lần năm 2005. Tốc độ tăng trưởng về tổng thu từ khách du lịch đạt 37,93%/năm.

- Cơ sở lưu trú du lịch tăng nhanh, năm 2015 gấp 2,25 lần năm 2005. Tốc độ tăng trưởng đạt 8,84%/năm về số CSLTDL và 9,13%/năm về số lượng buồng.

- Nguồn nhân lực du lịch tăng trưởng không ngừng, năm 2015 tăng gấp 3,28 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng trung bình là 12,56/năm.

- Cơng tác xúc tiến quảng bá về du lịch đã được chú trọng: Tham gia những sự kiện của vùng (qua miền di sản), cả nước (hội chợ quốc tế VITM)…

- Đầu tư: Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế, đã có những cơng ty lớn đầu tư vào tỉnh (Saigontourist); tạo được nhiều việc làm; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được quan tâm đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa đã đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển du lịch Bắc Kạn.

Kạn còn thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP toàn tỉnh, nhưng bước đầu tạo được sự chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh; góp phần tích cực vào nỗ lực đưa hình ảnh du lịch Bắc Kạn thân thiện, an toàn và mến khách đến với đồng bào và du khách; góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ tài nguyên du lịch, giải quyết cơng ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo…

- Thị trường ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch bước đầu được hình thành đó là các điểm tham quan, các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, các cảnh quan thiên nhiên (VQG Ba Bể, khu di tích ATK Chợ Đồn,..), các tuyến du lịch văn hóa tâm linh, du lịch về nguồn, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, các dịch vụ phục vụ ăn nghỉ của du khách ngày càng hoàn thiện (hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng), các làng nghề truyền thống được khôi phục… Điều đó đã khẳng định du lịch Bắc Kạn có tiềm năng để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và tạo tiền đề phát triển du lịch trong giai đoạn tiếp theo.

10.2. Những tồn tại và nguyên nhân 10.2.1. Những tồn tại cơ bản

- Kết quả đạt được của du lịch Bắc Kạn giai đoạn 2005 - 2015 còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng; chưa thu hút được các nguồn lực đầu tư để biến tiềm năng thành sản phẩm du lịch có chất lượng phục vụ khách du lịch.

- Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu du lịch chưa đồng bộ, chưa tạo được sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư. Các dự án đầu tư du lịch triển khai chậm, chưa tạo được cơ sở vật chất kỹ thuật và sản phẩm du lịch có chất lượng để thu hút khách, tạo động lực cho phát triển du lịch.

- Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa có thương hiệu…, chưa tạo được sức hấp dẫn cho du khách; chưa xây dựng được các tuyến, điểm du lịch hoàn chỉnh mang tính độc đáo, đặc thù riêng cho tỉnh; còn thiếu các khách sạn cao cấp, thiếu các dịch vụ bổ sung và các trung tâm vui chơi giải trí; thiếu các doanh nghiệp có thương hiệu.

- Thiếu sự gắn kết giữa du lịch với thương mại, chưa xây dựng được các trung tâm thương mại, chợ đầu mối, làng nghề truyền thống..., là nơi tham quan và mua sắm hàng hóa của du khách.

- Huy động các nguồn lực phát triển chưa đa dạng, quy hoạch các khu du lịch trọng điểm chưa có.

- Sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, cũng như chính quyền và cộng đồng địa phương chưa chặt chẽ.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả thấp, nội dung cịn chung chung, thiếu tính chun nghiệp; chưa gắn với các khu, điểm và sản phẩm du lịch để thu hút các doanh nghiệp lữ hành lớn trong nước và quốc tế liên doanh liên kết với các doanh nghiệp của tỉnh đưa khách tới Bắc Kạn. Các doanh nghiệp du lịch của tỉnh chưa tích cực tham gia vào công tác xúc tiến du lịch.

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch thiếu chặt chẽ, thụ động; đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước khả năng tác nghiệp chưa cao, chưa kịp thời tham mưu cho tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án phát triển du lịch có hiệu quả.

- Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; thiếu đội ngũ doanh nhân giỏi, thiếu hướng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch chuyên nghiệp. Trình độ nghiệp vụ, khả năng ngoại ngữ, khả năng ứng xử của đội ngũ nhân viên du lịch tại doanh nghiệp nhìn chung cịn yếu; đào tạo nguồn nhân lực của ngành du lịch chưa được quan tâm đúng mức.

10.2.2. Nguyên nhân chủ yếu

- Bắc Kạn là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội cịn khó khăn; hệ thống cơ cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu, chưa đồng bộ, chất lượng thấp… Nội lực của Bắc Kạn chưa đáp ứng được các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng.

- Trong thời gian qua đầu tư phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

chưa thực sự được quan tâm, và qua du lịch tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Chính vì thế chưa có những chiến lược, những cơ chế chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư; nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân địa phương chưa đầy đủ về vai trị, thế mạnh của du lịch.

- Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho đầu tư hạ tầng du lịch ở Bắc Kạn cịn hạn chế, trong khi đó nguồn kinh phí xã hội hóa chưa được nhiều, nguồn đầu tư liên doanh liên kết trong và ngoài nước còn rất hạn chế.

- Nhận thức xã hội về ngành kinh tế du lịch còn bất cập; bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về du lịch thiếu ổn định; chất lượng cán bộ quản lý chưa cao, chưa chuyên nghiệp, đặc biệt trong công tác quản lý quy hoạch, đầu tư, mơi trường...; chính vì thế việc thống nhất trong xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch ngành và lãnh thổ, cũng như tổ chức các hoạt động du lịch chưa hiệu quả.

- Hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ, chồng chéo về hệ thống quản lý, chưa thật thơng thống so với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý, khai thác

và phát triển. Chưa xây dựng và ban hành các cơ chế đặc thù ưu tiên, ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư cho phát triển du lịch, đặc biệt đối với Bắc Kạn là địa phương có điều kiện KT-XH cịn khó khăn.

- Thiếu các doanh nghiệp lớn mạnh có đủ năng lực đầu tư xây dựng các dự án du lịch lớn, tạo chuyển biến lớn cho phát triển du lịch. Các doanh nghiệp trong tỉnh có quy mơ nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh thấp, nguồn vốn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn nhanh hoặc khai thác những cái sẵn có (chủ yếu là CSLT) mà chưa chú trọng đến các dịch vụ du lịch bổ sung, các cơ sở vui chơi giải trí hấp dẫn; chưa chú trong đến công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có trình độ chun mơn, nghiệp vụ; các doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh cịn yếu kém, khơng có khả năng khai thác các nguồn khách từ bên ngoài về địa phương.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUY HOẠCH (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w