Bối cảnh phát triển trong nước và quốc tế

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUY HOẠCH (Trang 63 - 67)

V. BỐI CẢNH VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

1. Bối cảnh phát triển trong nước và quốc tế

1.1. Trên phạm vi toàn cầu

Trong những năm đầu của thập niên thứ hai thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng kéo dài trên phạm vi toàn cầu. Song song với quá trình phục hồi là những cuộc cải cách quan trọng trong nhiều lĩnh vực nhằm điều chỉnh cấu trúc nền kinh tế ở nhiều quốc gia, cũng như định hình lại trật tự nền kinh tế và chính trị thế giới, trong đó vai trị của các nền kinh tế mới nổi (nhóm BRICS), cũng như các nước đang phát triển khác ngày càng gia tăng...

Tồn cầu hóa trong hội nhập và phát triển tiếp tục diễn ra với phạm vi ngày càng mở rộng và mức độ sâu sắc hơn đã tác động lớn đến sự phát triển của nhiều quốc gia. Các công ty, các tập đồn xun quốc gia đóng vai trị then chốt trong sự phát triển kinh tế tồn cầu, hình thành nên sự phân cơng lao động mới. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế; sự phụ thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và liên kết hợp tác giữa các quốc gia đang trở nên phổ biến và là xu thế tất yếu hiện nay; nền kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức đang trở thành lợi thế chủ yếu của mỗi quốc gia.

Nét đặc trưng nổi bật hiện nay của nền kinh tế thế giới là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, mà trọng tâm là cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ xanh, công nghệ vật liệu mới, công nghệ đáy đại dương…, sự phát triển và ứng dụng nhanh của tri thức và công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành cơng nghiệp mới. Cùng với đó là những ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, thương

mại điện tử, chăm sóc sức khỏe chủ động… Phát triển vượt trội đã tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ gia tăng nhanh, hình thành nên các ngành kinh tế chủ lực và mũi nhọn mới làm thay đổi cơ cấu kinh tế truyền thống. Trong xu thế chung đó, các nước cơng nghiệp phát triển đang có xu hướng chuyển dịch sang cơ cấu kinh tế hiện đại với những ngành sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng và công nghệ xanh, đồng thời chuyển giao những ngành cơng nghiệp sử dụng nhiều lao động, có nguy cơ gây ơ nhiễm môi trường, tiêu thụ nhiều năng lượng…, sang các nước đang phát triển hoặc kém phát triển. Trong điều kiện phức tạp đó cần chú ý lựa chọn cơng nghệ thích hợp, đồng thời tranh thủ ở những lĩnh vực có điều kiện sớm đi nhanh vào cơng nghệ hiện đại nhất gắn với việc sử dụng có hiệu quả năng lực nội sinh trong nước, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về nguồn nhân lực, giá nhân công, khả năng đất xây dựng công nghiệp và tiếp cận thị trường…

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với thế giới trong thế kỷ XXI là tình trạng biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng trên phạm vi toàn cầu. Những năm vừa qua liên tục ghi nhận các hiện tượng thời tiết bất thường diễn ra với tần suất ngày càng cao ở nhiều nơi trên thế giới; theo nhận định của Liên hợp Quốc, Việt Nam có thể là một trong những nước sẽ chịu tác động nhiều nhất trên nếu mực nước biển tiếp tục dâng lên với tốc độ như hiện nay. Cũng theo báo cáo của Tổ chức này, nếu mực nước biển dâng lên 1m thì Việt Nam sẽ bị thiệt hại lên tới 17 tỷ USD/năm; trên 1/5 dân số sẽ bị mất nhà cửa; khoảng 12,2% diện tích đất màu mỡ bị mất; trên 40.000km2 đất đồng bằng và ven biển bị ngập lụt. Trong bối cảnh này, việc lựa chọn đất phát triển đô thị, công nghiệp và các cơng trình hạ tầng khác cần phải đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng; hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng cần có những định hướng phát triển phù hợp để dự phòng cho bối cảnh xấu trong tương lai.

1.2. Trên phạm vi khu vực

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất hiện nay trên thế giới, khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, mơi trường đầu tư được cải thiện, xuất khẩu tăng nhanh hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Việt Nam nằm ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ có nhiều cơ hội hợp tác và phát triển, thu hút các nguồn lực về tài chính, mở rộng thị trường và các đối tác.

Các nước Đông Nam Á (ASEAN) đang trở thành một khối gắn kết, và thực hiện chiến lược phát triển tồn diện, hợp tác, bình đẳng trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh theo luật pháp quốc tế. Hiện nay, các nước ASEAN đang hướng tới hình thành cộng đồng chung ASEAN vào năm 2015. Cộng đồng sẽ dựa trên 3 trụ cột là cộng đồng An ninh, cộng đồng Kinh tế và cộng đồng Văn hóa - Xã hội. Hiến chương

ASEAN đang được tích cực soạn thảo, đưa Hiệp hội trở thành một tổ chức liên kết Chính phủ chặt chẽ, gắn bó, năng động, hướng tới vì người dân. Nguyên tắc chung được đưa ra theo một trật tự lựa chọn: Cơng nghệ cao phải là hàng đầu, tiếp đó là việc sử dụng nhiều lao động, tạo cơ sở tiếp cận đến các khu vực thị trường của Trung Quốc. Việt Nam sẽ là một thành viên chủ động và tích cực phát huy vai trò chủ đạo trong việc thực hiện sáng kiến liên kết ASEAN hỗ trợ các thành viên mới, các chương trình phát triển như tiểu vùng sơng Mê Kông mở rộng, hành lang Đông - Tây nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển và hỗ trợ liên kết kinh tế khu vực.

1.3. Trên phạm vi cả nước

Với việc gia nhập WTO, AFTA, tham gia vào ngày càng nhiều các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương và các hình thức hợp tác, liên kết kinh tế khác…, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập toàn diện với thế giới và được định hướng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia như Chiến lược phát triển kinh tế biển, các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển các vùng kinh tế (Đồng bằng Sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long…) đều đã được khẳng định, đặc biệt là Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 - 2020. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh và ngày càng có chiều sâu, dài hạn và ổn định. Tích lũy và đầu tư trong nước ngày càng phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, ổn định.

Phát triển đô thị trên cơ sở động lực là các ngành công nghiệp, du lịch và dịch vụ, định hướng phát triển các ngành cơng nghiệp với chun mơn hóa cao đi đơi với bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm phát triển bền vững; bên cạnh đó là yêu cầu hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.

Đối diện với xu thế nhập cư và q trình đơ thị hóa nhanh, làn sóng di cư từ vùng kinh tế tăng trưởng thấp sang vùng kinh tế tăng trưởng cao, từ vùng nông thôn vào đô thị…, dẫn đến việc kiểm sốt phát triển khó khăn, q tải về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; kinh tế đơ thị phi chính quy vẫn tồn tại và chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong nền kinh tế các đô thị.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, Việt Nam cũng phải đối mặt với những tác động tiêu cực từ các nhân tố khác của tình hình kinh tế thế giới, trong đó phải kể đến vấn đề lạm phát cao và lan rộng tồn cầu, giá cả hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt là giá cả nguyên vật liệu và lương thực tăng cao, sự biến động của các đồng tiền mạnh cùng với sự bất ổn về chính trị trên thế giới gây áp lực tới lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Với những yếu tố nội tại của nền kinh tế, cùng với

những tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngồi và tác động của các chính sách đã và đang thực hiện…, việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội phải là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong những năm tới. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm thích hợp để tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc ngành nghề, lĩnh vực và doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả nền kinh tế nói chung, hiệu quả ngành nghề và doanh nghiệp nói riêng.

Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tạo ra một cơ hội lớn cho các quốc gia thành viên hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới và tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, gia tăng hàng hóa xuất khẩu cũng như gia tăng GDP của quốc gia. Tuy nhiên, TPP cũng đặt ra khơng ít thách thức cho các nước, trong đó có Việt Nam, việc cắt giảm thuế chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng luồng hàng nhập khẩu từ các nước thành viên TPP vào nước ta với giá cả cạnh tranh. Hệ quả tất yếu là các doanh nghiệp trong nước đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, thị phần hàng hóa của Việt Nam sẽ bị thu hẹp, thậm chí là có nguy cơ mất thị phần nội địa. Nguy cơ này là rất nguy hiểm đối với nhóm hàng Nơng - Thủy sản, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng chục triệu người nông dân; do vậy, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ, bảo hộ phù hợp để các sản phẩm Nơng - Thủy sản Việt Nam có thể tham gia cạnh tranh trên thị trường.

1.4. Trên phạm vi tỉnh Bắc Kạn

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Bắc Kạn quan tâm chỉ đạo phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch, coi du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có khả năng làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, có khả năng góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân (đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa giàu tài nguyên du lịch nhưng các điều kiện kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn)… Sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Bắc Kạn trong việc phát triển các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng đã được thể hiện trong Báo cáo Chính

trị Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI nhiệm kỳ 2016 - 2020.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 và quy hoạch các ngành, lĩnh vực; Quy hoạch các huyện, thành phố đã xác định rõ 3 tiềm năng lợi thế, đó là: Phát triển kinh tế rừng và chăn nuôi đại gia súc; tập trung đầu tư các nhà máy chế biến nông - lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến sâu khoáng sản cùng với nhiều cơ chế để phát triển khu vực dịch vụ và du lịch; đây là tiền đề rất lớn để bước vào nhiệm kỳ 2016 - 2020 có những điều kiện thuận lợi, tạo nền móng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh trên từng lĩnh vực.

- Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các chương trình tài trợ của các tổ chức phi chính phủ… Đã và đang có nhiều chương trình, dự án tài trợ cho phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Kạn như dự án 3PAD, dự án Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng của ADB, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng…

- Tài nguyên du lịch của Bắc Kạn tương đối phong phú, trong đó có giá trị đặc biệt đối với phát triển du lịch của Bắc Kạn nói riêng và cả nước nói chung là vườn quốc gia Ba Bể - Di tích quốc gia đặc biệt, và được đề xuất là một trong 46 khu du lịch quốc gia trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUY HOẠCH (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w