Định hướng phát triển các cụm du lịch

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUY HOẠCH (Trang 100 - 104)

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO LÃNH THỔ

2. Định hướng phát triển các cụm du lịch

Cụm du lịch là nơi tập trung nhiều loại tài nguyên với một tập hợp các điểm du lịch trên một lãnh thổ, trong đó hạt nhân của nó là một hoặc vài điểm du lịch có giá trị thu hút khách cao (dưới dạng đang khai thác hoặc dưới dạng tiềm năng).

Trên cơ sở phân bố tài nguyên du lịch, thực trạng và các dự án phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật (đặc biệt là hệ thống giao thông), định hướng phát triển kinh tế - xã hội…Các hướng tiếp cận của các dịng khách chính trong việc xây dựng định hướng tổ chức không gian du lịch Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn 2030 bao gồm việc xác định các cụm du lịch, định hướng phát triển hệ thống khu, điểm, tuyến du lịch phù hợp với định hướng chung của du lịch vùng và quốc gia, với phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Chiến lược phát triển không gian đô thị của Bắc Kạn được xây dựng trên cơ sở các định hướng chủ yếu là phát triển chuỗi đô thị dọc Quốc lộ 3, và hệ thống các đô thị vệ tinh, mục tiêu cụ thể là:

- Thành phố Bắc Kạn - đô thị loại III - Các thị xã: Chợ Rã, Chợ Mới, Chợ Đồn

- Các thị trấn: Yên Lạc, Phủ Thông, Vân Tùng, Bộc Bố, Nà Phặc, Chu Hương (Pù Mắt), Đồn Đèn, Bằng Vân, Sáu Hai, và Cư Lễ.

Các đô thị trên sẽ là các đô thị động lực phát triển của Bắc Kạn nằm trên các hành lang giao thơng chính của tỉnh và quốc gia.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Bắc Kạn xác định các tiểu vùng phát triển cụ thể của tỉnh gồm: Tiểu vùng chạy dọc hành lang kinh tế Quốc lộ 3, Tiểu vùng phía Đơng, Tiểu vùng phía Tây và Tiểu vùng phía Tây Bắc và phía Bắc.

Căn cứ vào đặc điểm của các nguồn tài nguyên du lịch và sự phân bố của chúng, cũng như các điều kiện về cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội…, của Bắc Kạn, và để phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức không gian phát triển du lịch được hình thành trên cơ sở 4 cụm du lịch là: Cụm du lịch hồ Ba Bể và phụ cận, cụm du lịch thành phố Bắc Kạn và phụ cận, cụm phía Đơng, cụm phía Tây.

2.1. Cụm du lịch Ba Bể và phụ cận

Đây là cụm trọng tâm cần ưu tiên đầu tư phát triển số một, không gian lãnh thổ của cụm du lịch này bao gồm huyện Ba Bể (hạt nhân là Vườn quốc gia) và huyện Pác Nặm. Đây là cụm du lịch đặc sắc bậc nhất khơng chỉ của Bắc Kạn, mà cịn của cả nước; là nơi tập trung hầu hết các tài nguyên du lịch quan trọng nhất của Bắc Kạn (với khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng quốc gia hồ Ba Bể); và nằm trên tuyến Quốc lộ 279 sát với tỉnh Tuyên Quang và kết nối thuận tiện với Quốc lộ 3 và Chợ Đồn. Ở cụm du lịch này sẽ tập trung đầu tư xây dựng nhiều cơng trình du lịch có ý nghĩa bậc nhất ở Bắc Kạn.

- Tài nguyên du lịch chủ yếu của Cụm này bao gồm:

+ Vườn quốc gia Ba Bể, hạt nhân là hồ Ba Bể với các thắng cảnh: Ao Tiên, đảo Bà Góa, đền An Mã, động Png, thác Đầu Đẳng, thác Tát Mạ, sông Năng; các bản làng dân tộc (Pắc Ngịi, Bó Lù, Cốc Tộc)…

+ Động Hua Mạ, động Nà Phoòng (căn cứ đầu tiên của Đài tiếng nói Việt Nam), hang Thẳm Kít…

+ Nghệ thuật dân gian đặc sắc hát then, đàn tính, múa khèn, lễ cấp sắc, cầu mùa, nghề thủ công…

+ Các lễ hội truyền thống: Hội Lồng Tồng Ba Bể, hội xuân Mù Là (Cổ Linh, Pác Nặm)….

- Định hướng phát triển chính của Cụm là du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh, du lịch cộng đồng, du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc, nghề truyền thống, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mua sắm..., trong đó hồ Ba Bể là hạt nhân phát triển du lịch được xác định là địa điểm tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia,còn thị trấn Chợ Rã là trung tâm dịch vụ du lịch và lưu trú của cụm.

- Các sản phẩm du lịch chủ yếu của Cụm này bao gồm:

+ Du lịch tham quan thắng cảnh (thác nước, hang động, rừng nguyên sinh, sông, hồ…)

+ Du lịch sinh thái, nghiên cứu đa dạng sinh học + Du lịch nghỉ dưỡng hồ và núi

+ Du lịch văn hóa, lễ hội, văn nghệ dân gian đặc sắc hát then, đàn tính; múa khèn, nghề truyền thống… với đủ sắc màu trang phục rực rỡ của các dân tộc.

+ Du lịch cộng đồng (homestay)

+ Du lịch giáo dục truyền thống cách mạng;

+ Du lịch mua sắm: Các sản vật của cộng đồng địa phương sản xuất, đồng thời khôi phục chợ áp phiên ở khu vực Ba Bể để bà con và khách du lịch dễ dàng mua sắm sản vật của cộng đồng…

+ Du lịch hội nghị, hội thảo…

2.2. Cụm du lịch thành phố Bắc Kạn và phụ cận

- Không gian lãnh thổ của cụm du lịch này bao gồm thành phố Bắc Kạn, với khu vực phụ cận là các huyện Chợ Mới, Bạch Thông, đây là cụm du lịch trung tâm của tỉnh, với thành phố Bắc Kạn là đầu mối tổ chức các hoạt động du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Từ đây sẽ thu hút và phân phối khách đi các điểm du lịch khác. Các khu vực phụ cận nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của thành phố Bắc Kạn và có mối quan hệ phát triển du lịch mật thiết với thành phố, bổ sung cho các tài nguyên, thế mạnh du lịch của thành phố Bắc Kạn.

Ngoài nhiệm vụ điều phối, cụm du lịch trung tâm cũng đóng vai trị là trung tâm lưu trú chính của du lịch Bắc Kạn, đặc biệt đối với khách du lịch thương mại, cơng vụ và dịng khách quá cảnh trên Quốc lộ 3.

- Tài nguyên du lịch chủ yếu của Cụm này bao gồm: + Hồ sinh thái Nặm Cắt (thành phố Bắc Kạn)

+ Thác Khuổi Rặng (xã Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn) + Đền Mẫu, đền Cô (thành phố Bắc Kạn)

+ Thác Bạc (thác Nà Noọc) (phường Xuất Hóa, thành phố Bắc Kạn) + Động Áng Tng (phường Xuất Hóa – thành phố Bắc Kạn)

+ Thác Nà Đeng (Xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới) + Hang Thẳm Làng (Chợ Mới)

+ Đền Thắm, đền Thác Giềng, chùa Thạch Long (Chợ Mới) + Trung tâm Giáo hội Phật giáo Việt Nam (thành phố Bắc Kạn) + Di tích Nà Tu; di tích đồn Phủ Thơng, đèo Giàng (Bạch Thông)…

- Định hướng phát triển: Là các dịch vụ lưu trú; du lịch thương mại - công vụ; du lịch quá cảnh; vui chơi giải trí, tham quan…

- Các sản phẩm du lịch chủ yếu của Cụm này bao gồm:

+ Du lịch tham quan thắng cảnh (thác, hang động, rừng cảnh quan, hồ…) + Du lịch sinh thái

+ Du lịch văn hóa, giáo dục truyền thống + Du lịch tâm linh

+ Du lịch hội nghị, hội thảo + Du lịch quá cảnh…

2.3. Cụm du lịch ATK Chợ Đồn và phụ cận (cụm du lịch phía Tây).

- Khơng gian lãnh thổ: Cụm du lịch này bao gồm lãnh thổ của huyện Chợ Đồn (hạt nhân là chiến khu ATK Chợ Đồn), có giao thơng tương đối thuận lợi với thành phố Bắc Kạn và liên kết tốt với Định Hóa (Thái Nguyên), Tuyên Quang và hồ Ba Bể. Đặc biệt đây là hướng tiếp cận chính tới khu vực phía Nam của hồ Ba Bể. Đây là cụm du lịch quan trọng nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn với các tài nguyên du lịch lịch sử - cách mạng nổi trội gắn với quần thể di tích chiến khu Việt Bắc. Trung tâm của cụm là thị trấn Bằng Lũng.

- Tài nguyên du lịch chủ yếu của Cụm này bao gồm: Di tích Nà Pậu, Khau Mạ, Khuổi Linh, di tích Bản Ca, lễ cầu mùa của dân tộc Dao; khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc...

- Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch chính bao gồm: + Du lịch lịch sử - cách mạng (thăm chiến trường xưa);

+ Du lịch về nguồn;

+ Du lịch cộng đồng kết hợp với du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc, du lịch sinh thái;

+ Liên kết khai thác phát triển du lịch hồ Ba Bể và Tuyên Quang;

+ Liên kết khai thác phát triển tour, tuyến du lịch ATK: Định Hóa – Tân Trào – Chợ Đồn.

+ Nghệ thuật dân gian đặc sắc hát then, đàn tính.

2.4. Cụm du lịch Na Rì và phụ cận (cụm du lịch phía Đơng).

- Khơng gian lãnh thổ: Nằm ở phía Đơng tỉnh Bắc Kạn, Cụm du lịch Na Rì và phụ cận bao gồm lãnh thổ các huyện Na Rì và Ngân Sơn. Cụm du lịch này liên kết với thành phố Bắc Kạn với các cụm du lịch khác thông qua Quốc lộ 279, Quốc lộ 3B và qua các tuyến giao thông này tiếp nối với tỉnh Lạng Sơn. Trung tâm của cụm du lịch này là thị trấn Yến Lạc (huyện Nà Rỳ).

- Tài nguyên du lịch chủ yếu của Cụm là khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, động Nàng Tiên, thác Nà Đăng (huyện Na Rì); thác Nà Khoang, hồ Bản Chang (huyện Ngân Sơn); cùng với các tài nguyên du lịch nhân văn khác gắn với văn hóa truyền thống các dân tộc Tày, Mông, các lễ hội….

- Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch chính của Cụm là du sinh thái, tham quan thắng cảnh và du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc…

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUY HOẠCH (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w