Nhóm giải pháp về phát triển thị trường, sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUY HOẠCH (Trang 133 - 136)

I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

3. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường, sản phẩm du lịch

- Đối với công tác phát triển thị trường: Căn cứ định hướng phát triển các thị trường được đưa ra ở phần trên, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh cần chủ động xây dựng kế hoạch xâm nhập thị trường mục tiêu với mức độ khác nhau theo thời gian tùy thuộc khả năng của mình, đảm bảo hiệu quả kinh doanh trước mắt song cũng không làm mất cơ hội kinh doanh trong tương lai.

Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch cũng cần chủ động mở rộng hành lang liên kết du lịch với các thị trường du lịch trong và ngoài nước, với các đơn vị tổ chức du lịch trong và ngoài nước để tăng hiệu quả kinh doanh du lịch; trong một số trường

hợp cần thiết, có thể mở văn phòng đại diện tại các thị trường du lịch lớn ở trong và ngồi nước.

- Đối với cơng tác phát triển sản phẩm: Trên cơ sở nguồn tài nguyên du lịch đặc trưng của Bắc Kạn, các ngành chức năng cũng như các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cần nghiên cứu các thị trường một cách kỹ lưỡng, toàn diện, xác định xu hướng phát triển du lịch trên thế giới, trong khu vực, xác định các thị trường mục tiêu, thị trường trọng điểm với các đặc điểm, nhu cầu cụ thể..., để trên cơ sở đó xây dựng được hệ thống sản phẩm du lịch phù hợp cho từng thị trường, có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh nhằm thu hút khách và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giải pháp cụ thể nhằm phát triển một số sản phẩm du lịch tiêu biểu của tỉnh như sau:

* Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong tỉnh

- Phát triển du lịch sinh thái địi hỏi phải có sự chỉ đạo, phối kết hợp đồng bộ

của 3 bộ phận chủ yếu: Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp và sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương.

- Tăng cường nâng cao nhận thức của xã hội, của cộng đồng về tầm quan trọng

của phát triển du lịch sinh thái trong sự phát triển du lịch bền vững của tỉnh. Việc làm này có thể thực hiện dưới nhiều hình thức, như thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng; các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch… để mọi người dân có ý thức tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái cho phát triển bền vững.

- Làm tốt công tác Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái ở những khu du lịch, điểm du lịch có tiềm năng về du lịch sinh thái.

- Trên cơ sở Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, các địa phương cần sớm có kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở lưu trú du lịch, có thể kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn trong dân, từ các nhà đầu tư trong và ngồi ngồi nước để làm tốt cơng tác này.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các khu vực sau: Khu vườn

quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hóa, khu di tích lịch sử và bảo vệ tài nguyên, môi trường.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ của ngành du lịch đáp ứng nhu cầu cho phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế hiện nay.

- Cần mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái nhằm đáp ứng nhu cầu du khách trong và ngoài nước.

- Đầu tư nâng cấp, tơn tạo, phục dựng có trọng tâm các di tích lịch sử, văn hố, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán…, của địa phương, nhằm bảo vệ, gìn giữ những giá trị văn hố vật thể, phi vật thể.

- Tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân thông qua các lớp tập huấn, các khố học có liên quan đến du lịch và văn hoá ứng xử trong kinh doanh du lịch; ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ, tôn tạo và xây dựng các giá trị văn hố truyền thống, bảo vệ mơi trường tại các điểm tham quan du lịch.

- Ban hành cơ chế, chính sách phối kết hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh để tạo dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn và thân thiện.

- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phong cách phục vụ của các hướng dẫn viên, cán bộ công nhân viên và người dân tại các điểm du lịch về các kiến thức lịch sử, văn hố và trình độ ngoại ngữ.

- Đẩy nhanh tốc độ đầu tư của các dự án đang triển khai để đưa vào phục vụ cho khách du lịch đặc biệt tại các điểm du lịch văn hố trên tồn tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá đối với những sản phẩm du lịch văn hoá đã đang và sẽ đưa vào khai thác sử dụng nhằm thu hút khách du lịch đến Bắc Kạn.

* Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cùng với đa dạng hóa sản phẩm du lịch: (hát then, đàn tính, sli, lượn; ẩm thực, múa khèn, lễ cấp sắc của dân tộc vùng cao…) Việc bảo tồn, khai thác nét văn hóa độc đáo ở các dân tộc vùng cao (trang phục truyền thống…) phục vụ cho phát triển du lịch nên thực hiện một số giải pháp sau:

- Cần có chính sách cho các nghệ nhân hát then, đàn tính…, có các hoạt động đào tạo, truyền nghề cho lớp người trẻ kế cận để hát then, đàn tính khơng bị mai một. Khuyến khích việc đưa các tiết mục hát then, đàn tính, dân ca, dân vũ…, vào các cuộc hội diễn nghệ thuật, các chương trình giao lưu văn hóa – văn nghệ phục vụ du khách trong các chương trình tour…

- Tiếp tục duy trì và mở rộng và nâng cao chất lượng hội thi then, đàn tính, hát dân ca của của dân tộc miền núi, múa khèn… vào ngày hội và lấy đó là một trong những điểm nhấn nhằm thu hút du khách về với Bắc Kạn. Để thực hiện điều này, cần tăng cường công tác tun truyền về hội thi, đồng thời có hình thức động viên, khuyến khích để thu hút các câu lạc bộ ở các địa phương trong tỉnh tham gia hội thi;

- Xây dựng hát then, đàn tính trở thành một trong những điểm nhấn quan trọng hình thành sản phẩm du lịch đăc trưng của Bắc Kạn (Xây dựng tour du lịch Bắc Kạn

chuyên nghiệp phục vụ). Nếu được bảo tồn, quản lý và khai thác tốt hát then, đàn tính

trong phát triển du lịch, ngành du lịch Bắc Kạn hứa hẹn sẽ thu hút được đông đảo du khách về với địa phương.

Để tăng mức độ hấp dẫn của điểm đến Bắc Kạn và nâng cao tính cạnh tranh du lịch Bắc Kạn, rất cần tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương đã được đề xuất trong định hướng, đây được xem là giải pháp quan trọng góp phần tạo sự bứt phá của du lịch Bắc Kạn trong giai đoạn phát triển đến năm 2020.

Ngoài sản phẩm du lịch đặc thù, Bắc Kạn cần tiếp tục đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ, các sản phẩm bổ sung này vừa có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh, sức hấp dẫn của sản phẩm đặc thù cịn có tác dụng thu thút thêm các thị trường khách mới, nhằm đa dạng hóa thị trường khách, đảm bảo tính bền vững, ổn định, tăng cường khả năng chống đỡ với các diễn biến phức tạp của thị trường du lịch (khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh...).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUY HOẠCH (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w