Nhóm giải pháp về phối hợp và hợp tác liên kết trong phát triển du lịch

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUY HOẠCH (Trang 139)

I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

6. Nhóm giải pháp về phối hợp và hợp tác liên kết trong phát triển du lịch

6.1. Quan điểm hợp tác

Hợp tác trong phát triển hiện nay là xu thế chung ở tầm quốc gia, khu vực và quốc tế nhằm phát huy được các nguồn lực phát triển, tăng cường tính cạnh tranh và những lợi thế trong phát triển. Điều này càng có ý nghĩa đối với những vùng lãnh thổ có các điều kiện tương đồng và những mục tiêu phát triển chung. Phát triển du lịch ở Bắc Kạn hiện nay cũng như về sau trong mối quan hệ với các ngành trong tỉnh, với các tỉnh trong vùng, với các vùng phụ cận khác…, cũng khơng nằm ngồi ý nghĩa trên.

Những quan điểm cơ bản trong quan hệ hợp tác phát triển du lịch ở Bắc Kạn bao gồm:

- Bổ sung khắc phục những hạn chế (về tài nguyên du lịch, về sản phẩm du lịch, tính đa dạng của các dịch vụ), phát huy những thế mạnh về du lịch của mỗi địa phương trên địa bàn nhằm hấp dẫn khách du lịch cũng như các nhà đầu tư và tạo được sức cạnh tranh chung về du lịch của khu vực này so với các vùng lãnh thổ khác.

- Bình đẳng và cùng có lợi trong hợp tác phát triển du lịch giữa các ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giữa Bắc Kạn với các tỉnh phụ cận và các vùng lãnh thổ khác trong cả nước cũng như trong khu vực và quốc tế.

6.2. Nội dung và hình thức hợp tác giữa Bắc Kạn và các tỉnh phụ cận. - Nội dung hợp tác

+ Hợp tác trong việc xây dựng các chương trình du lịch (tour du lịch) chung: Bên cạnh việc chủ động xây dựng và phát triển các chương trình du lịch riêng mang tính đặc thù của mỗi tỉnh (theo chiến lược phát triển du lịch của mỗi tỉnh), các tỉnh trong khu vực phụ cận với Bắc Kạn (Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên…) cần phối hợp xây dựng một quy hoạch phát triển các chương trình du lịch chung. Trong đó cần chú trọng và làm nổi bật các giá trị đặc thù về tài nguyên và sản phẩm du lịch của mỗi tỉnh thành một chương trình chung cho cả khu vực.

+ Hợp tác trong xây dựng một chương trình quảng bá, xúc tiến để giới thiệu hình ảnh du lịch của các tỉnh trong khu vực như một điểm đến hấp dẫn: Đây là một nội dung hợp tác quan trọng cần sớm được triển khai trong thực tế bởi kết quả của sự hợp tác này sẽ đem lại nhiều lợi ích chung, đồng thời giảm được chi phí cho quảng bá xúc tiến của mỗi địa phương.

+ Hợp tác trong đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của mỗi địa phương: Sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng cần được xây dựng trong chiến lược phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay đang tồn tại một thực tế là việc đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch ở Bắc Kạn và các tỉnh phụ cận còn dàn trải, thiếu tập trung để tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao; đầu tư cịn thiếu sự hợp tác giữa các địa phương nên dẫn đến sự trùng lặp về sản phẩm (du lịch sinh thái, du lịch về nguồn…). Kết quả là gây lãng phí trong đầu tư và làm suy giảm sức hấp dẫn du lịch chung của toàn khu vực cũng như làm gia tăng sự cạnh tranh thiếu lành mạnh. Chính vì vậy, việc hợp tác trong nghiên cứu đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, tránh sự trùng lặp về sản phẩm là hết sức cần thiết, điều này đòi hỏi các địa phương trên địa bàn phải có sự hợp tác chặt chẽ.

+ Hợp tác trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao: Đây là một nội dung hợp tác quan trọng nhằm nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý, của các nhân viên phục vụ du lịch trên cơ sở khai thác các lợi thế về vị trí và tiềm năng của của mỗi địa phương trong khu vực. Thông qua sự hợp tác này sẽ góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch và tạo ra được một mặt bằng chung về chất lượng sản phẩm du lịch trên tồn khu vực, qua đó nâng cao được năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Hình thức hợp tác: Để thực hiện thành cơng các nội dung hợp tác trên giữa Bắc Kạn và các tỉnh phụ cận, một số hình thức hợp tác chủ yếu cần được xem xét bao gồm:

+ Cam kết hợp tác chính thức về du lịch giữa chính quyền (UBND các tỉnh), giữa cơ quan quản lý chuyên ngành ở các địa phương (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) với một số chính sách ưu tiên đặc thù.

+ Hợp đồng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch ở các tỉnh trong khu vực với sự hỗ trợ của chính quyền các địa phương.

+ Cần thiết thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Bắc cho các tỉnh này, bao gồm Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà giang, Tuyên Quang, (trực thuộc Hiệp hội Du lịch Việt Nam) để bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn.

6.3. Nhóm giải pháp hợp tác quốc tế trong khuôn khổ dự án tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng và các hành lang kinh tế.

Chương trình phát triển du lịch Tiểu vùng sơng Mê Kơng mở rộng (GMS) là một chương trình phát triển ưu tiên nằm trong khn khổ hợp tác chung của các quốc gia trong lưu vực sông Mê Kông từ Vân Nam (Trung Quốc) đến đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam). Chương trình này nhận được sự quan tâm của chính phủ các nước trong khu vực cũng như của các tổ chức quốc tế. đây là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động du lịch ở các vùng lãnh thổ có liên quan, trong đó có Bắc Kạn và các tỉnh phụ cận.

Đường Hồ Chí Minh (điểm xuất phát từ Cao Bằng, qua Bắc Kạn…) được xác định là một tuyến du lịch quan trọng của phân đoạn 6 trên lãnh thổ Việt Nam trong tổng thể hoạt động du lịch GMS kéo dài từ Vân Nam (Trung Quốc) - Myanmar - Lào - Campuchia - Thái Lan - Việt Nam - Trung Quốc. Với vị trí này, du lịch Việt Nam nói chung và du lịch dọc theo đường Hồ Chí Minh nói riêng (trong đó có Bắc Kạn) là một bộ phận khơng thể tách rời trong hoạt động du lịch của chương trình GMS.

- Căn cứ vào định hướng phát triển của du lịch GMS, một số hoạt động hợp tác của du lịch các tỉnh Việt Bắc và các tỉnh, thành phố khác cần quan tâm trước mắt bao gồm:

+ Phát triển các tuyến du lịch đường bộ từ Trung Quốc qua Cao Bằng (điểm thác Bản Giốc và Pắc Bó) theo đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 3 đến Bắc Kạn, Ba Bể rồi đi tiếp đến Hà Nội rồi vào phía Nam. Với các tuyến du lịch này có thể khai thác tốt các điểm du lịch thác Bản Giốc, hang Pắc Bó, suối Lê Nin (Cao Bằng); hồ Ba Bể, chiến khu ATK Chợ Đồn…(Bắc Kạn).

+ Phát triển tuyến du lịch đường bộ từ Lào qua cửa khẩu Tây Trang đến Điện Biên, theo Quốc lộ 279 về Tuyên Quang, Ba Bể, Bắc Kạn… Trên tuyến du lịch này có thể khai thác tốt các điểm du lịch Điện Biên Phủ, các điểm du lịch ở Tuyên Quang, hồ Ba Bể, ATK Chợ Đồn, Thành phố Bắc Kạn…

- Cũng trong khuôn khổ của dự án phát triển du lịch GMS, trong phạm vi cả nước có thể hợp tác phát triển du lịch liên vùng, liên quốc gia theo các hướng sau:

+ Phát triển tuyến du lịch từ Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh) theo tuyến đường xuyên Á qua TP. Hồ Chí Minh rồi theo Quốc lộ 1A đến Phan Thiết - Nha Trang và các tỉnh khác ra phía Bắc rồi đến Bắc Kạn - Cao Bằng - Trung Quốc.

+ Phát triển tuyến du lịch trực tiếp từ Lào qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) và từ Campuchia qua cửa khẩu Lệ Thanh - Gia Lai (khi cửa khẩu này được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế) vào các tỉnh Tây Ngun, sau đó theo đường Hồ Chí Minh qua Quảng Nam - Thừa Thiên Huế rồi ra Hà Nội - Phú Thọ - Bắc Kạn - Cao Bằng rồi sang Trung Quốc.

+ Phát triển tuyến du lịch đường bộ từ Trung Lào qua các cửa khẩu Cầu Treo - Hà Tĩnh (theo Quốc lộ 8), Cha Lo - Quảng Bình (theo Quốc lộ 12), Lao Bảo - Quảng Trị (theo Quốc lộ 9), từ đó nối với đường Hồ Chí Minh hoặc Quốc lộ 1A rồi ra Hà Nội - Phú Thọ - Bắc Kạn - Cao Bằng rồi sang Trung Quốc. Theo các tuyến này cịn có thể tiếp nhận một thị trường khách rất lớn đến từ Đông Bắc Thái Lan, trong mối quan hệ hợp tác này, Việt Nam sẽ có cơ hội lớn để tiếp nhận một thị trường khách du lịch quốc tế đến từ Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Việc triển khai các hoạt động hợp tác trên cần được cụ thể hóa bằng các dự án để đưa ra xem xét tại các phiên họp chính thức về hợp tác du lịch GMS để kêu gọi đầu tư, trước hết của ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) - nhà bảo trợ chính của chương trình này.

7. Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

Đối với bất kỳ ngành kinh tế nào, sự phát triển bền vững cũng gắn liền với vấn đề tài nguyên và môi trường, điều này càng quan trọng hơn đối với sự phát triển của ngành du lịch, nơi mà tài nguyên và môi trường được xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của các hoạt động du lịch. Thực trạng môi trường du lịch hiện nay ở Bắc Kạn (đặc biệt là ở Ba Bể) bắt đầu đã bị ảnh hưởng và suy giảm do các hoạt động kinh tế và du lịch gây ra, các hoạt động chặt phá rừng, khai thác khoáng sản, tổ chức các dịch vụ du lịch…, là những nguyên nhân chính đang làm ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường. Chính vì vậy, để đảm bảo cho việc ngăn chặn sự suy thối tài ngun và ơ nhiễm mơi trường; đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch ở Bắc Kạn nói chung, cần thiết phải xem xét một số giải pháp sau:

- Về Quy hoạch chung (Quy hoạch sử dụng đất): Để tránh sự chồng chéo trong khai thác tài nguyên lãnh thổ giữa các ngành kinh tế trên địa bàn, dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên và suy thối mơi trường, cần thiết phải xây dựng Quy hoạch tổng

thể chung về sử dụng đất đai trên quan điểm khai thác hợp lý và có hiệu quả nhất những tiềm năng về tài nguyên, đồng thời phải đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái. Mọi phương án khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đều phải được cân nhắc kỹ trên cơ sở những luận cứ khoa học có tính đến mối quan hệ với các ngành kinh tế có liên quan và các tác động đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương.

- Về luật pháp và chính sách: Thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ Môi trường; bảo vệ nghiêm ngặt môi trường du lịch ở những khu vực nhạy cảm như vườn quốc gia Ba Bể, các khu bảo tồn tự nhiên, các danh thắng, các di tích lịch sử văn hóa... Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả các điều khoản của Luật và căn cứ vào các đặc thù của từng địa điểm, cần thiết phải xây dựng hệ thống các quy định và chính sách cụ thể về thưởng - phạt. Mọi hành vi vi phạm các điều khoản đã được quy định đều phải được xử lý hành chính và có các hình phạt tương ứng từ phạt kinh tế đến truy tố trước pháp luật đối với những hành động phá hoại tài ngun và mơi trường.

Có quy định bắt buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với mọi dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng; tuy nhiên, giải pháp này chỉ thực sự có hiệu quả nếu như thiết lập được hệ thống quản lý và kiểm soát sự biến động môi trường dưới tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và du lịch.

- Về kỹ thuật xử lý sự cố môi trường: Đây là giải pháp cần thiết nhằm khắc phục các sự cố về môi trường như trượt lở đất, bồi lấp, lũ lụt, động đất, cháy rừng..., các sự cố về môi trường nếu khơng được kiểm sốt và xử lý kịp thời thường để lại những hậu quả nặng nề về kinh tế và mơi trường. Đối với các điểm có tiềm năng du lịch lớn song môi trường luôn bị đe dọa bởi các sự cố như khu vực hồ Ba Bể, các khu bảo tồn tự nhiên... Cần thiết phải xây dựng các phương án phòng chống sự cố và khắc phục hậu quả để có thể giảm tối đa những tác động tiêu cực của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và thiên tai đến môi trường.

- Về tuyên truyền bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch: Đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là cho cộng đồng các dân tộc và khách du lịch trong việc bảo vệ tài nguyên và mơi trường. Việc tun truyền có thể được thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng (đài, báo, truyền hình, pano...) giúp người dân có những hiểu biết về lợi ích của việc bảo vệ mơi trường đối với đời sống của chính họ; những hành động cụ thể này sẽ nâng cao ý thức của người dân về mơi trường và sẽ góp phần quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mơi trường.

8. Nhóm giải pháp về tăng cường cơng tác quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch

Triển khai thực hiện theo hướng chuyên nghiệp hoá hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch từ cấp tỉnh đến địa phương, có trọng tâm trọng điểm và đảm bảo năng lực cạnh tranh.

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển sản phẩm, thị trường, xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu với tầm nhìn lâu dài.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn nghiệp vụ và cách thức triển khai thực hiện kế hoạch xúc tiến quảng bá cho khu du lịch trọng điểm và các địa phương.

- Tổ chức nghiên cứu điều tra thị trường du lịch định kỳ để có được diễn biến thị trường thường xuyên.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thị trường vững mạnh về các thị trường nguồn, cạnh tranh, về mạng lưới đối tác trong và ngoài nước từ quản lý nhà nước về du lịch và các ngành liên quan, các đơn vị, tổ chức, hiệp hội, câu lạc bộ, doanh nghiệp liên quan cũng như mạng lưới đối tác cung ứng dịch vụ tổ chức quảng cáo trong và ngoài nước.

- Xây dựng cơ chế hợp tác trong và ngoài ngành về hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, cơ chế tham gia và huy động vốn đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tham gia hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch quốc gia.

- Xã hội hoá hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch: Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước, tập thể và cá nhân trong việc tổ chức và thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá.

- Tổ chức thực hiện các chiến dịch truyền thông tuyên truyền và nâng cao nhận thức du lịch trong cộng đồng về phát triển du lịch.

- Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông, hoặc ở các điểm du lịch quan trọng của tỉnh (khu du lịch hồ Ba Bể, Thành phố Bắc Kạn…).

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, xây dựng các trang website về du lịch Bắc Kạn. Có thể phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại để đặt các văn phòng xúc tiến du lịch Bắc Kạn tại các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước; đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá du lịch có hiệu quả.

- Thực hiện các chương trình thơng tin tuyên tuyền, quảng bá về những sự kiện

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUY HOẠCH (Trang 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w