Xu thế phát triển du lịch trong nước và quốc tế đến năm 2030

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUY HOẠCH (Trang 67 - 71)

V. BỐI CẢNH VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

2. Xu thế phát triển du lịch trong nước và quốc tế đến năm 2030

2.1. Xu thế phát triển du lịch quốc tế

- Du lịch thế giới đang có điều kiện phát triển mạnh mẽ.

+ Thế giới có nhiều biến đổi trong mối quan hệ ngoại giao, với những bước nhảy vọt về KHCN; q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa diễn ra nhanh hơn ở các nước đang phát triển; xu thế hợp tác toàn cầu là tất yếu; nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển; đời sống của người dân không ngừng được nâng cao..., trong bối cảnh đó, nhu cầu đi du lịch của người dân là nhu cầu khách quan và có mức tăng trưởng nhanh.

+ Du lịch trên phạm vi tồn cầu phát triển nhanh và trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới. Theo tổ chức Du lịch Thế giới, năm 2011 trên thế giới có khoảng 983 triệu người đi du lịch, thu nhập từ du lịch đạt trên 1.030 tỷ USD. Du lịch là ngành kinh tế tạo nhiều việc làm cho người lao động và hiện đang thu hút xấp xỉ 300 triệu lao động, chiếm khoảng 11,6% lực lượng lao động trên thế giới, như vậy nếu tính trung bình cứ 8 lao động thì có 1 người làm dịch vụ du lịch.

+ Do lợi ích nhiều mặt mà du lịch mang lại nên nhiều nước đã tận dụng tiềm năng và lợi thế của mình để phát triển du lịch, tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất trong nước, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH.

- Dịng khách du lịch trên thế giới đang có xu hướng thay đổi cơ bản: Nền chính trị ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới có nhiều biến động. Chiến tranh, khủng bố, xung đột sắc tộc….Đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch toàn cầu, trong bối cảnh đó, dịng khách du lịch thế giới đang hướng tới những khu vực có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển, đặc biệt là dòng khách du lịch thế giới đang có xu thế chuyển dần sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đơng Nam Á, những nơi có nền kinh tế phát triển năng động và nền chính trị hịa bình ổn định, mà trong đó Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện.

- Châu Âu và Châu Mỹ là những khu vực nhận khách lớn nhất, song thị phần đang có xu hướng giảm dần: Trong quá trình phát triển, du lịch thế giới đã hình thành các khu vực với các thị phần khách du lịch quốc tế khác nhau. Năm 2000, Châu Âu là khu vực đứng đầu với 56,8% thị phần khách du lịch quốc tế; đứng thứ 2 là Châu Mỹ với 18,7%; tiếp đến là Châu Á - Thái Bình Dương 16,7%..., tuy nhiên thị phần của Châu Âu, Châu Mỹ có xu hướng giảm dần. Năm 2011, thị phần khách du lịch quốc tế của Châu Âu giảm xuống còn 51,2%; Châu Mỹ 15,9 và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tăng lên 22,1% (nguồn UNWTO).

- Hoạt động du lịch có xu hướng chuyển dịch nhanh sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ 21: Trong giai đoạn 1975 - 1999, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã tăng đáng kể thị phần của mình trong tổng thu nhập du lịch tồn cầu (tăng 13,5%), trong khi đó Châu Âu, Châu Phi và Trung Đông giảm tương ứng là 4,3%; 1,1% và 0,2%. Đến năm 2011 thị phần thu nhập du lịch của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã tăng lên đến 28,1%. Theo dự báo của UNWTO, đến 2020 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm 27,34% khách du lịch quốc tế toàn cầu.

- Du lịch các nước Đơng Nam Á (ASEAN) giữ vị trí quan trọng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

- Năm 2011 các nước ASEAN chiếm 35,6% lượng khách du lịch quốc tế và 28,3% thu nhập du lịch toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2011, các nước ASEAN đón 77,2 triệu khách du lịch quốc tế (chiếm 7,8% toàn cầu). Theo dự báo của UNWTO, năm 2020 lượng khách quốc tế đến ASEAN là 125 triệu (Thái Lan 37 triệu, Indonesia 27 triệu, Malaysia 25 triệu…), với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2020 là 6%/năm (so với 1 - 2% giai đoạn 1998 - 2000).

- Hiệp hội Du lịch các nước ASEAN (ASEANTA) không ngừng nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Song song với sự ra đời của ASEANTA là sự ra đời của các chính sách về hợp tác trong phát triển du lịch giữa các nước thành viên; đây là một lợi thế quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến khu vực.

2.2. Bối cảnh phát triển du lịch trong nước

- Chính sách “Đổi mới, mở cửa và hội nhập” của Đảng và Nhà nước tiếp tục phát huy có hiệu quả, đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Đặc biệt Đảng và Nhà nước đã khẳng định “Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước” và thực sự đã quan tâm đầu tư cho du lịch phát triển (đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch trong phạm vi cả nước, cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngồi nước…), và ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích thu hút các nhà đầu tư cũng như khách du lịch đến Việt Nam được thuận lợi...

- Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, hịa bình, an ninh đảm bảo… Là nhân tố quan trọng đảm bảo cho du lịch phát triển (đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nạn khủng bố toàn cầu đang làm ảnh hưởng đến tâm lý đi du lịch của người dân); đồng thời Việt Nam là điểm du lịch còn mới trên bản đồ du lịch thế giới và được hấp dẫn bởi các nguồn tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú (có nhiều di sản thế giới), con người Việt Nam ln mến khách…, đây là những điều kiện đặc biệt quan trọng để du lịch phát triển.

- Việt Nam có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, nằm ở trung tâm Đông Nam Á - Khu vực phát triển năng động; Việt Nam vừa gắn liền với lục địa vừa thơng rộng với đại dương, có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ và đường hàng không; đây là tiền đề rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển du lịch quốc tế.

- Nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu đi du lịch của người dân đã trở thành nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng du lịch của đất nước, tăng khả năng giao lưu giữa các vùng, miền (đặc biệt là vùng sâu, vùng xa nơi có nhiều tài nguyên du lịch) phát triển các tuyến, điểm tham quan du lịch.

- Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đây là điều kiện rất thuận lợi để Việt Nam bình đẳng với các quốc gia trên thế giới trong phát triển kinh tế, thương mại, du lịch... Đây cũng là cơ hội để Việt Nam thu hút các nhà đầu tư lớn trên thế giới đầu tư phát triển các ngành kinh tế (trong đó có du lịch) trong thời gian tới.

- Ngành du lịch Việt Nam đã xây dựng Chiến lược phát triển du lịch cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030; xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ở các vùng trọng điểm; xây dựng các đề án phát triển du lịch ở các khu, điểm du lịch quốc gia của cả nước…

- Ngành du lịch Việt Nam đang từng bước xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, có chất lượng cao, có đủ khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới, tăng khả năng thu hút khách, từ đó xây dựng thương hiệu cho du lịch Việt Nam, và đẩy mạnh chương trình quảng bá xúc tiến du lịch Việt Nam trên thế giới.

- Diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lơi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ

vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, mơi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Các mối quan hệ Á - Âu, Mỹ - Châu Á, Nhật Bản - ASEAN và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực. Tiến đến hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 mang lại những cơ hội lớn trong hợp tác phát triển du lịch khu vực.

- Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và công nghệ vào Việt Nam nói chung và đầu tư du lịch nói riêng. Các nền kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, trong đó dịng đầu tư FDI và ODA cho phát triển du lịch ngày một tăng.

- Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và thu hút du lịch. Hợp tác trong khối ASEAN ngày càng tăng cường về chiều sâu. Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) hoạt động ngày càng có tiêu điểm hơn, Việt Nam đang trở thành quốc gia, điểm đến, thị trường mới nổi với những lợi thế nhất định trong hợp tác song phương và đa phương. Các dòng di chuyển vốn đầu tư và luồng khách du lịch đang có xu hướng dịch chuyển mạnh tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong đó Việt Nam được hình tượng như “ngơi sao” đang lên.

- Xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học cơng nghệ được ứng dụng ngày càng có hiệu quả và có sức lan tỏa vơ cùng nhanh và rộng. Kinh nghiệm quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong hoạt động du lịch. Việt Nam có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khi bắt kịp xu hướng và nhanh chóng tiếp thu cơng nghệ mới ứng dụng trong phát triển du lịch.

- Du lịch đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng; du lịch nội địa chiếm tỷ trọng lớn; du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng nhanh. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia, đặc biệt các nước đang phát triển, vùng sâu, vùng xa coi phát triển du lịch là cơng cuộc xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Ðây là cơ hội to lớn về xu thế thời đại mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triển các loại hình du lịch mới, đa dạng tận dụng lợi thế về tài nguyên du lịch để nhanh chóng đạt mục tiêu phát triển, đặc biệt xu hướng du lịch cộng đồng đang nổi lên là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế cho các vùng nghèo và quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

- Việt Nam về vị trí địa lý gần với thị trường khổng lồ Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) với trên 1,5 tỷ người tiêu dùng du lịch có thu nhập cao và đang tăng mạnh. Cơ hội thu hút một phần thị trường khách du lịch đến từ các quốc gia này mở ra cho du lịch Việt Nam một cơ hội lớn.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUY HOẠCH (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w