GIảI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆn QUY hOẠCh I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch
- Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về du lịch từ cấp tỉnh đến huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn với mục đích tăng cường khả năng quản lý các hoạt động du lịch của mỗi địa phương, trong đó bao gồm cả cơng tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao dân trí về lợi ích trong phát triển du lịch, phối hợp với các ngành khác trong việc sử dụng và khai thác các nguồn tài nguyên; tư vấn giúp Ủy ban nhân dân các cấp xét duyệt các dự án quy hoạch phát triển du lịch, các dự án đầu tư phát triển du lịch thuộc thẩm quyền.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Kạn chủ động phối hợp với các ngành chức năng hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về du lịch nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi để quản lý và phát triển du lịch trên địa bàn; Xây dựng các tiêu chuẩn quy phạm về quy hoạch, đầu tư phát triển, quản lý tài nguyên môi trường và các lĩnh vực có liên quan về du lịch trên phạm vi lãnh thổ được quản lý.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Kạn tiếp tục hoàn thiện bộ máy chuyên ngành, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hồn thiện và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch. Theo đó cần thành lập cơ quan quản lý chuyên ngành trong quản lý quy hoạch, quản lý các dự án đầu tư phát triển du lịch ở địa phương (Ban quản lý các dự án đầu tư phát triển du lịch - trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch).
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Kạn chủ động xây dựng chương trình và tăng cường cơ chế phối hợp hoạt động du lịch giữa Bắc Kạn với các tỉnh phụ cận và các địa phương khác trong cả nước, qua đó mới tạo ra được những sản phẩm du lịch có chất lượng, độc đáo, hấp dẫn và có sức cạnh tranh, tạo ra sự thúc đẩy tương hỗ nhằm phát triển du lịch của Bắc Kạn.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Kạn chủ động, tăng cường phối hợp hành động liên ngành trong việc thực hiện các định hướng phát triển du lịch dưới sự
chỉ đạo thống nhất của UBND tỉnh để giải quyết tốt những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch…
Hiện nay công tác đầu tư xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn nói chung và Quy hoạch các khu, điểm du lịch trên địa bàn nói riêng cịn chưa được quan tâm thỏa đáng. Điều này ít nhiều gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cũng như chính quyền các cấp trong việc quản lý các hoạt động khai thác kinh doanh du lịch trên địa bàn. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh công tác xây dựng Quy hoạch du lịch để tạo cơ sở cho việc quản lý các hoạt động và thu hút đầu tư là rất quan trọng và cần thiết đối với Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay.
Công tác xây dựng Quy hoạch phát triển du lịch ở Bắc Kạn cần được dựa trên Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam; dựa trên Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành trên từng lãnh thổ cụ thể, và phải phù hợp với các Quy hoạch trước đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt... Chỉ khi có được Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn, cũng như Quy hoạch hoàn chỉnh cho các khu, điểm du lịch trên địa bàn Bắc Kạn được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì các nhà đầu tư mới có thể yên tâm về mặt pháp lý đối với quyết định đầu tư của mình.
Trong dự án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Kạn, cũng như Quy hoạch các khu, điểm du lịch cụ thể…, nhất thiết phải xây dựng những định hướng chiến lược, dự báo các xu hướng phát triển của du lịch khu vực và thế giới, của cả nước và của các tỉnh, thành phố trong vùng; phải xây dựng các bước phát triển của du lịch trong mối quan hệ với du lịch vùng và cả nước, trong mối quan hệ với các ngành và cộng đồng cũng như môi trường tự nhiên để đảm bảo phát triển bền vững.
Để thực hiện tốt công tác xây dựng, quản lý và thực hiện Quy hoạch du lịch ở Bắc Kạn, một số giải pháp cụ thể cần được xem xét thực hiện bao gồm:
- Sau khi Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030 được phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn tiếp tục chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng Quy hoạch chi tiết cho các khu, điểm du lịch quan trọng của tỉnh (khu du lịch Ba Bể, khu du lịch hồ sinh thái Nặm Cắt, khu ATK Chợ Đồn, khu bảo tồn Kim Hỷ…).
- Việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Ba Bể, cần phải bám sát Quy hoạch xây dựng khu du lịch Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt tại Quyết định số 1872/QĐ – UBND ngày 30
tháng 10 năm 2013, vì đây là khu du lịch quốc gia nên đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ kinh phí từ nguồn kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch.
- Đối với các khu, điểm du lịch cấp địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo các cơ quan chức năng lập Quy hoạch cho từng khu, điểm du lịch cụ thể; trong q trình xây dựng Quy hoạch, cần thiết phải có ý kiến tham gia của Tổng cục Du lịch cũng như các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành ở Trung ương. Về nguồn kinh phí, đề nghị UBND tỉnh cân đối trong nguồn chi ngân sách hàng năm của địa phương để hỗ trợ cho công tác xây dựng Quy hoạch này, hoặc huy động từ nguồn xã hội hóa, đặc biệt là của các doanh nghiệp muốn đầu tư phát triển.
- Về việc quản lý và thực hiện Quy hoạch: Sau khi các Quy hoạch du lịch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan lập Quy hoạch có trách nhiệm tổ chức cơng bố Quy hoạch và cung cấp các thông tin liên quan để các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện.
2. Nhóm giải pháp về đầu tư và cơ chế chính sách phát triển du lịch
2.1. Nhóm giải pháp về đầu tư phát triển du lịch
Đầu tư phát triển du lịch là một hướng đầu tư có hiệu quả khơng những về mặt kinh tế mà cịn về mặt mơi trường và xã hội…; tuy nhiên, việc đầu tư phát triển du lịch ở Bắc Kạn cần có trọng tâm, trọng điểm. Trước mắt, cần tập trung đầu tư để phát triển ở các điểm du lịch quan trọng, có khả năng khai thác ngay như tồn bộ khu vực vườn quốc gia Ba Bể (trọng tâm là khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hồ Ba Bể), khu du lịch sinh thái Nà Khoang, chiến khu ATK Chợ Đồn..., để làm hạt nhân, làm động lực phát triển và hội nhập với du lịch cả nước. Căn cứ vào tính đặc thù riêng của ngành du lịch cũng như trong điều kiện cụ thể của du lịch Bắc Kạn, hoạt động đầu tư phát triển du lịch ở đây cần chú ý một số vấn đề sau:
- Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hồ Ba Bể thành khu du lịch quốc gia có chất lượng cao và đồng bộ: Đây là một hướng đầu tư hết sức quan trọng, tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động phát triển du lịch ở Bắc Kạn nói riêng và vùng Trung du miền núi phía Bắc nói chung. Hiện nay ở Bắc Kạn cũng như trong vùng cịn thiếu những khu du lịch có tầm cỡ quốc gia cũng như trong khu vực với quy mơ lớn, có các sản phẩm đặc sắc, có sức hấp dẫn cao, có các điều kiện tốt về cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ bổ sung thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của khách, có những chính sách, mơ hình tổ chức quản lý và đội ngũ lao động có chất lượng… Chính vì vậy, việc tập trung đầu tư xây dựng và phát triển khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hồ Ba Bể thành khu du lịch có chất lượng cao, có ý nghĩa quốc gia và quốc tế là một hướng ưu tiên đầu tư và là yêu cầu bức xúc đối với sự phát triển du lịch của Bắc Kạn cũng như của cả nước.
- Đầu tư phát triển hệ thống khách sạn và các cơng trình dịch vụ du lịch bổ trợ ở các khu, điểm du lịch quan trọng khác: Trong tiến trình hội nhập của du lịch Bắc Kạn với cả nước, và cả nước với khu vực và thế giới, các tiêu chuẩn về dịch vụ du lịch phải được nâng cao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống khách sạn ở Bắc Kạn còn thiếu về số lượng, thấp về chất lượng…, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong xu thế hội nhập. Chính vì vậy, việc đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống khách sạn, đặc biệt là các khách sạn có chất lượng cao, với đầy đủ các cơng trình dịch vụ bổ trợ đồng bộ (tổ hợp thể thao, khu hội chợ, hội nghị, hội thảo, các nhà hàng…) là hết sức quan trọng và cần thiết ở những khu, điểm du lịch trên địa bàn Bắc Kạn.
Về hướng đầu tư phát triển không gian của hệ thống khách sạn trên địa bàn Bắc Kạn cần ưu tiên như sau:
- Xây dựng các khách sạn sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp ở Ba Bể.
- Xây dựng các khách sạn thương mại - hội nghị - hội thảo (3 - 5 sao) ở thành phố Bắc Kạn.
- Xây dựng các cơ sở lưu trú khác như biệt thự sinh thái, bungalow, nhà sàn, nhà nghỉ cuối tuần…, ở những điểm sinh thái, dã ngoại, nghỉ cuối tuần: Khu du lịch sinh thái Nà Khoang, khu du lịch hồ Bản Chang (Ngân Sơn); khu du lịch sinh thái - danh thắng - hang động Thẳm Làng (Chợ Mới); khu du lịch sinh thái - danh thắng động Nàng Tiên (Na Rì); khu bảo tồn tự nhiên Kim Hỷ (Bạch Thơng)…
- Đầu tư phát triển hệ thống các cơng trình vui chơi giải trí, thể thao: Hiện nay, các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao bổ trợ cho các hoạt động của khách du lịch và người dân địa phương ở Bắc Kạn còn rất hạn chế; điều này đã hạn chế đáng kể thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu của khách, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh du lịch. Để khắc phục tình trạng này cần ưu tiên đầu tư xây dựng các cơng trình vui chơi giải trí và thể thao ở những khu, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa - khách có nhu cầu cao về các dịch vụ vui chơi giải trí và thể thao.
- Đầu tư bảo tồn, tơn tạo các giá trị văn hóa lịch sử, cách mạng, các lễ hội truyền thống, các văn hóa nghệ thuật truyền thống các dân tộc; các giá trị văn hóa cộng đồng và phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch: Bắc Kạn nằm trong vùng Việt Bắc - cái nôi của cách mạng Việt Nam, do vậy nơi đây còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử gắn liền với cách mạng nước ta như di tích Nà Tu (Bạch Thơng); di tích Khuổi Linh, di tích Bản Ca, di tích Nà Pậu, di tích Khau Mạ (Chợ Đồn)… Ngồi ra, ở Bắc Kạn cịn có nhiều dân tộc sinh sống, do vậy các giá trị văn hóa bản
địa, văn hóa cộng đồng, cũng như các lễ hội, làng nghề truyền thống, văn hóa nghệ thuật tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực rất đa dạng và phong phú.
Đối với khách du lịch, một trong những mục đích chính khi đến Bắc Kạn là để nghiên cứu tìm hiểu về nền văn hóa bản địa; do vậy, việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa lịch sử - cách mạng, các giá trị văn hóa cộng đồng và các lễ hội truyền thống, một mặt có ý nghĩa giáo dục các thế hệ trẻ về những giá trị văn hóa lịch sử - cách mạng của dân tộc, về những hy sinh và kỳ tích của các thế hệ cha ơng đi trước trong các cuộc chiến tranh giữ nước, mặt khác có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động phát triển du lịch. Chính vì vậy, cần có sự đầu tư thỏa đáng cho lĩnh vực này sẽ mang lại hiệu quả và có ý nghĩa rất lớn đối với Bắc Kạn. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Kạn cần chủ động phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch sớm xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện các dự án tơn tạo các di tích lịch sử văn hóa, ưu tiên đối với những di tích đặc biệt quan trọng (ATK Chợ Đồn) và có ý nghĩa phát huy giá trị phục vụ giáo dục truyền thống và hoạt động du lịch, phục hồi và tạo dựng những lễ hội tiêu biểu như lễ cấp sắc của người Dao, những làng nghề tiêu biểu trong tỉnh, tăng cường chỉ đạo các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật dân tộc tiếp tục duy trì cơng tác bảo tồn, truyền dạy các làn điệu dân ca dân vũ, trong đó có làn điệu hát then, đàn tính, sli, lượn..., ngồi việc khuyến khích thành lập các Câu lạc bộ Văn hoá - Nghệ thuật dân tộc, thì việc truyền dạy lại cho thế hệ trẻ là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ quan trọng của cấp Ủy, chính quyền và ngành Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bắc Kạn trong thời gian tới là tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, bồi dưỡng niềm say mê, yêu thích, tự hào cho những thế hệ sau đối với những làn điệu dân ca, dân vũ nói chung và điệu hát then, đàn tính, sli, lượn… của dân tộc nói riêng. Qua đó góp phần bảo tồn bền vững những nét văn hóa truyền thống của dân tộc, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao: Đây là một lĩnh vực đầu tư rất quan trọng, đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ du lịch, đặc biệt trong bối cảnh du lịch Việt Nam nói chung và Bắc Kạn nói riêng đang bước trên con đường hội nhập với hoạt động phát triển du lịch của cả nước, khu vực và thế giới. Chính vì vậy, việc đầu tư để xây dựng một chương trình đào tạo tồn diện và đồng bộ từ cán bộ quản lý đến đội ngũ nhân viên phục vụ, cộng đồng dân cư làm du lịch có chất lượng cao để đáp ứng được nhu cầu hiện nay là rất quan trọng đối với sự phát triển của du lịch ở Bắc Kạn.
- Đầu tư cho công tác bảo vệ tài nguyên tự nhiên và mơi trường du lịch: Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng đảm bảo phát triển du lịch bền vững ở Bắc Kạn trong
mối quan hệ với môi trường; nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường ở Bắc Kạn có thể được hỗ trợ từ nguồn kinh phí “Nhiệm vụ Mơi trường” hàng năm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; từ nguồn xã hội hóa; hoặc các nguồn tài trợ quốc tế thông qua các dự án bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao năng lực bảo vệ môi trường ở các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên…