Kiến nghị đối với Nhà nước, Các Bộ Ban ngành và chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 111 - 112)

- Thứ sáu: Do chưa khai thác và sử dụng triệt để các nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước, Các Bộ Ban ngành và chính quyền địa phương

và các ngân hàng thương mại khác; với các doanh nghiệp là chủ đầu tư các dự án.

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước, Các Bộ Ban ngành và chính quyềnđịa phương địa phương

- Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô: Nhà nước phải xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư một cách ổn định, lâu dài, đúng định hướng, ổn định thị trường, ổn định giá cả, duy trì lạm phát ở mức hợp lý, tạo cơ sở chắc chắn cho các dự đoán của ngân hàng trong lĩnh vực thẩm định dự án nói chung cũng như thẩm định TCDA nói riêng.

- Hoàn hiện môi trường pháp lý, đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất cũng như nâng cao hiệu lực trong việc điều chỉnh pháp luật đối với các hoạt động kinh tế. Hoạt động của Ngân hàng và các doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của hệ thống văn bản pháp luật và các quy định khác. Vì vậy một môi trường pháp lý hoàn thiện, sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của các ngân hàng cũng như hoạt động của các doanh nghiệp được ổn định và ít rủi ro.

- Hoàn thiện công tác kiểm toán-kế toán, thống kê: Chính phủ cùng các bộ ngành chỉ đọa các doanh nghiệp nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ kế toán, thống kê và các thông tin báo cáo theo đúng quy trình của Nhà nước, Ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc phân tích hoạt động của doanh nghiệp, thẩm định dự án.

- Các bộ chủ quản: Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần sửa đổi các quy định về đơn giá xây dựng, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, giới hạn suất đầu tư, định mức các hạng mục chi phí hợp lý cho từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể, phù hợp với tình hình điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Các Bộ ngành cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu chuẩn trung bình ngành cho các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp, để ngân hàng làm tiêu thức đánh, so sánh trong thẩm định dự án.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành, chính quyền địa phương trong việc thẩm định và phê duyệt dự án. Chính phủ cần có các văn bản cụ thể quy

định rõ trách nhiệm của các bên đối vói kết quả thẩm định từng nội dung trong dự án đầu tư của các doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng và độ tin cậy của các báo cáo nghiên cứu khả thi, cũng như các quyết định phê duyệt đầu tư của các cấp, làm cơ sở pháp lý quan trọng và thực sự có giá trị cho các ngân hàng.

- Chính phủ và các Bộ ngành cần nghiên cứu thành lập hoặc khuyến khích thành lập các tổ chức, doanh nghiệp chuyên thu thập, đánh giá thông tin, xếp hạng doanh nghiệp, tư vấn đầu tư…đồng thời ban hành các văn bản pháp luận về việ mua bán thông tin, dịch vụ tư vấn và trách nhiệm của các bên liên quan.

- Kiến nghị đối với UBND thành phố Hà Nội: Thành phố cần chỉ đạo các ngành, các chủ đầu tư chấp hành đúng quy trình xây dựng cơ bản, tăng cường chất lượng xây dựng các dự án đầu tư, tập trung hướng khai thác thế mạnh, tiềm năng từng ngành, từng vùng, cụm kinh tế tập trung. Xây dựng kế hoạch phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng kinh tế một kỹ xàng, một mặt vừa đảm bảo đầu tư đúng hướng khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, mặt khác cần chú ý cơ cấu đầu tư theo ngành và đảm bảo hiệu quả. Tránh tình trạng đầu tư tran lan, dẫn đến sau đầu tư các dự án đi vào hoạt động không mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Lựa chọn sắp xếp bố trí những người có đủ năng lực quản lý, điều hành dự án làm các chủ đầu tư, giám đốc điều hành dự án.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 111 - 112)