Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nộ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 57 - 60)

- Đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau hoạt động cho vay, nó mang lại khoản thu nhập lớn và đáng kể của ngân hàng thương mại Trong nghiệp vụ này,

HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘ

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nộ

NHÁNH HÀ NỘI

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chinhánh Hà Nội nhánh Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP NgoạiThương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội

Đứng chân trên địa bàn Thành phố Hà Nội - nơi được coi là trung tâm chính trị, thương mại lớn nhất của cả nước và là nơi có mật độ dày đặc các ngân hàng thương mại với hơn 390 tổ chức tín dụng - tài chính - tiền tệ hoạt động dưới nhiều loại hình khác nhau, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (VCB Hà Nội) đã biết kế thừa và phát huy có hiệu quả các truyền thống hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam để dần khẳng định được vị trí và uy tín của mình trên địa bàn, là Chi nhánh được xếp hạng Doanh nghiệp hạng 1, đóng góp một phần vào tốc độ phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô cũng như sự phát triển và lớn mạnh của hệ thống VCB.

Ra đời vào ngày 1/3/1985 trên cơ sở của Quyết định số 177/NH.QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, VCB Hà Nội được thành lập với mục đích hỗ trợ phát triển kinh tế đối ngoại của Thủ đô, phục vụ một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, du lịch… và hoạt động của một số tổ chức quốc tế tại Hà Nội và trong nước.

Từ những năm 1986-1987, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, VCB Hà Nội đã nhanh chóng chuyển đổi để thích nghi với những điều kiện kinh doanh mới. Từ con số khiêm tốn ban đầu chỉ có 20 doanh nghiệp, dần dần tiếp cận và thu hút thêm

nhiều khách hàng mới là các doanh nghiệp có tiềm năng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, vận tải của Thủ đô. Các phương thức cho vay và đầu tư qua các giai đoạn từ năm 1986 đến nay có sự thay đổi rõ rệt: Từ việc chỉ tồn tại hình thức cho vay thanh toán xuất nhập khẩu từ những ngày đầu thành lập, đến nay Chi nhánh đã áp dụng có hiệu quả mô hình cho vay đối với các lĩnh vực trong nền kinh tế, đầu tư cho tất cả các thành phần kinh tế như cho vay tín chấp, thế chấp, cầm cố…Từ các phương thức cho vay đơn thuần là cấp tín dụng theo định mức đến cho vay ngắn hạn, trung dài hạn, cấp tín dụng hạn mức, cho vay tiêu dùng…

Được sự quan tâm giúp đỡ của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, của UBND TP Hà Nội và của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, năm 1992, VCB Hà Nội đã chuyển trụ sở về 78 Nguyễn Du, Hà Nội. Đến tháng 7/2007, Chi nhánh chính thức chuyển về làm việc tại 344 Bà Triệu sau khi tham gia đấu giá và triển khai dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp toà nhà 344 Bà Triệu mua được của Ngân hàng TMCP Châu Á Thái Bình Dương. Với cơ sở vật chất rộng rãi và thuận tiện hơn đã tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên được tiếp cận, phục vụ thêm nhiều khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.

Cùng với bước chuyển mình của kinh tế Thủ đô từ những năm cuối thập kỷ 90 đến nay, VCB Hà Nội đã từng bước mở rộng qui mô hoạt động, áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ và ngày càng được quý khách hàng tin cậy, đối tác trong và ngoài nước tin tưởng.

Trải qua chặng đường 26 năm xây dựng và trưởng thành, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, đến nay VCB Hà Nội đã có những thành công nhất định trong hoạt động ngân hàng. Có thể nói, VCB Hà Nội 5 năm trở lại đây đã có đóng góp quan trọng trong việc hình thành lên một mạng lưới các Chi nhánh và Phòng giao dịch trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Những điều này cho thấy VCB Hà Nội là một trong số ít các đơn vị phải thực hiện nhiều cuộc chia tách vì sự phát

triển và lớn mạnh chung của hệ thống VCB tại địa bàn Thủ đô. Năm 2007 tách 4 chi nhánh cấp 2 là VCB Cầu Giấy (nay là VCB Thăng Long), VCB Ba Đình, VCB Thành Công, VCB Chương Dương trực thuộc VCB Hà Nội thành 4 Chi nhánh cấp I trực thuộc VCB Trung ương. Năm 2009 tách Phòng giao dịch số 6 trực thuộc VCB Hà Nội để nâng cấp thành Chi nhánh Thanh Xuân. Cùng với đó là sự điều chuyển nhiều cán bộ cốt cán, lãnh đạo thuộc Ban giám đốc Chi nhánh bổ sung cho một số Chi nhánh được lập mới tại địa bàn như VCB Hoàn Kiếm, VCB Hà Tây.

Sau khi thực hiện chia tách, đến nay ngoài Trụ sở chính 344 Bà Triệu - Hà Nội, VCB Hà Nội có 10 Phòng Giao dịch và 01 Quầy thu đổi ngoại tệ tại Sân bay Quốc tế Nội Bài với gần 300 cán bộ nhân viên hầu hết đều có trình độ đại học được đào tạo cơ bản về lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Xét trên khía cạnh thương hiệu thì với bề dày hoạt động trên thị trường 26 năm qua, VCB Hà Nội luôn giữ vững vị thế là đơn vị cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu như thanh toán quốc tế, kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng hay các mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại như kinh doanh ngoại tệ, thẻ, …luôn khẳng định được hiệu quả kinh doanh vượt trội so với các NH TMCP khác trên địa bàn. VCB Hà Nội cũng luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, tổng công ty nhà nước, và hàng triệu khách hàng.

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng với phương châm “Tăng tốc - An toàn - Chất lượng - Hiệu quả” trong hoạt động kinh doanh, VCB Hà Nội đã luôn chủ động bám sát thị trường, linh hoạt và quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, tận dụng mọi cơ hội trong kinh doanh cũng như phát huy mọi nguồn lực sẵn có. Bằng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh đã có những bước tiến vững chắc tiếp tục khẳng định vị thế là ngân hàng hàng đầu trên địa bàn cũng như là đơn vị hoạt động an toàn, hiệu quả trong hệ thống.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w