Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TCDA

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 38 - 47)

- Đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau hoạt động cho vay, nó mang lại khoản thu nhập lớn và đáng kể của ngân hàng thương mại Trong nghiệp vụ này,

1.2.3.5.Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TCDA

Xem xét lại dự báo về cầu

1.2.3.5.Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TCDA

Công tác thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả TCDA là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình thẩm định TCDA. Thực chất đây là việc xác định một số chỉ tiêu với các số liệu đã dự tính cho dự án, tiến hành so sánh với các tiêu chuẩn đã được công nhận.

Đối với các dự án đầu tư, với đặc điểm là thời gian hoạt động và thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án dài. Mà tiền có giá trị khác nhau ở các thời điểm khác nhau (chi phí cơ hội của đồng tiền). Một khối lượng tiền ngày hôm nay có giá trị lớn hơn so với ngày mai bởi nó có thể được tiêu dùng ngay hoặc đầu tư sinh lời. Bởi vậy khi tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án, người ta phải quy đổi các giá trị thời gian của tiền tại các thời điểm khác nhau về cùng một thời điểm để làm cơ sở tính toán (thông thường chọn thời điểm hiện tại) theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Bởi vậy việc thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả TCDA chỉ thực sự có ý nghĩa nếu tỷ lệ chiết khấu được xác định chính xác.

Trên thị trường vốn của nền kinh tế thị trường, các cơ hội sinh lời rất đa dạng. Do đó, có nhiều chi phí cơ hội của dông tiền khác nhau như: Lãi suất vay dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, lãi suất tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu, lợi tức cổ phần…

Tỷ lệ chiết khấu là thuật ngữ mô tả giá trị thời gian của tiền, nó phản ánh chi phí cơ hội của vốn đầu tư. Tỷ lệ chiết khấu còn có thể được hiểu là phần lợi nhuận thích hợp để bù đắp rủi ro. Việc xác định chính xác tỷ lệ chiết khấu riêng của từng dự án là phức tạp. Trong phần này, chúng ta cần hiểu rằng tỷ lệ chiết khấu là phần lợi nhuận thích hợp trả cho rủi ro, khi rủi ro của dự án bằng với mức rủi ro của doanh nghiệp và chính sách tài trọ của doanh nghiệp phù hợp với dự án, thì tỷ lệ chiết khấu thích hợp bằng với chi phí trung bình của vốn (WACC)

Trên cơ sở thẩm định tính chính xác của tỷ lệ chiết khấu tương ứng với mức độ rủi ro của dự án, ngân hàng tiến hành thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

TCDA.

Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án có thể được chia làm ba nhóm:

Nhóm thứ nhất:

- Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của dự án gồm: NPV, IR, B/C, PI…

Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV-Net Present Value)

Giá trị hiện tài ròng của dự án là chênh lệch giữa giá trị hiện tại các dòng tiền ròng của dự án tại các thời điểm trong tương lai và giá trị hiện tại của vốn đầu tư.

Công thức tính:

Trong đó:

CFi là dòng tiền ròng của dự án năm thứ i

CF0 là vốn đầu tư ban đầu (nếu vốn đầu tư được thực hiện trong nhiểu năm thì giá trị vốn đầu tư phải được quy về năm gốc để tính

n là số năm tính từ thời điểm đầu tư đến khi kết thúc dự án r là tỷ lệ chiết khấu

i là thứ tự năm trong thời gian thực hiện dự án Kết luận thẩm định:

Dự án có NPV>0 có nghĩa là dự án có suất sinh lời cao hơn chi phí cơ hội của vốn (suất sinh lời cao hơn suất chiết khấu). Dự án được chấp nhận.

Dự án có NPV=0 có nghĩa là dự án có suất sinh lời bằng với chi phí cơ hội của vốn (suất sinh lời của dự án bằng với suất chiết khấu), dự án đầu tư hòa vốn mà không lãi.

Dự án có NPV<0 có nghĩa là dự có suất sinh lời thấp hơn chi phí cơ hồi của vốn (suất sinh lời của dự án nhỏ hơn suất chiết khấu), dự án không có hiệu quả tài chính, cần phải loại bỏ.

Dự án loại trừ nhau có NPV dương cao nhất sẽ là dự án được chọn.

Chỉ tiêu NPV là một giá trị tuyệt đối, nó không phản ánh khả năng sinh lời của dự án trên một đơn vị vốn đầu tư. Các dự án có chi phí đầu tư cao thường đem lại NPV lớn hơn các dự án có chi phí đầu tư thấp. Vì vậy để thẩm định hiệu quả tài

chính thì chỉ tiêu này không phản ánh được một cách chính xác và hợp lý. Vì vậy để khắc phục người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ.

Chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ (IRR-Internal Rate of Return)

Ngoài mối quan tâm đến kết quả tuyệt đối của việc chấp nhận dự án, các chủ đầu tư còn có thể quan tâm đến tỷ lệ thu nhập bình quân các năm trên vốn đầu tư. Chỉ tiêu này cho phép có thể so sánh trực tiếp chi phí của vốn đầu tư vào dự án. Đó chính là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ.

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR là suất chiết khấu để:

Các phương pháp có thể xác định IRR gồm:

- Thử dần các giá trị của tỷ suất chiết khấu trong công thức tính NPV. Giá trị nào của r làm cho NPV = 0 thì chính là IRR cần tìm. Nhược điểm của phương này là mất nhiều thời gian và có tính mò mẫm.

- Xác định IRR qua vẽ đồ thị: Lập hệ trục tọa độ, trên trục thể hiện các giá trị của tỷ suất chiết khấu r, trên trục tung thể hiện các giá trị NPV tương ứng. Biểu diễn các toạ độ điểm tìm được trên đồ thị ta có một đường cong. Đường cong này cắt trục hoành tại một điểm, tại đó NPV = 0 và điểm đó chính là điểm r = IRR. Nhược điểm của phương pháp này yêu cầu phải vẽ rất chính xác hoặc sử dụng các chương trình phần mềm trên máy tính.

- IRR được xác định bằng phương pháp nội suy tức là phương pháp xác định một giá trị cần tìm giữa 2 giá trị đã chọn: r1 tạo ra NPV1 >0 và r2 tạo ra NPV<0. Khi đó, việc nội suy tuyến tính IRR được thực hiện theo công thức:

∑= = =n i i i NPV P NPV M 1 ) ( .

Chênh lệch giữa hai tỷ lệ chiết khấu càng ít thì việc nội suy IRR càng chính xác (thông thường chênh lệch không quá 0,05).

Hiện nay việc tính toán chỉ tiêu này đã trở nên đơn giản nhờ áp dụng việc sử dụng các hàm tính trong Excel

Dự án nào có IRR cao hơn mức lãi suất giới hạn (lãi suất cho vay, tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ lợi nhuận mong đợi) thì sẽ được lựa chọn. Trong thực tế, người ta thường dùng hai chỉ tiêu NPV và IRR để lựa chọn dự án. Đối với dự án độc lập hai chỉ tiêu này sẽ đưa đến cùng một quyết định chấp thuận hay bác bỏ dự án. Tuy nhiên đối với những dự án loại trừ, hai chỉ tiêu này thường đưa đến những kết quả khác nhau. Trong trường hợp này, các nhà phân tích cho rằng kết quả của NPV cần được coi trọng hơn, vì IRR có những nhược điểm sau: IRR không cho biết được giá trị tuyệt đối của lợi nhuận và không đề cập đến quy mô vốn đầu tư do vậy sẽ không hiệu quả nếu lựa chọn những dự án loại trừ có quy mô khác nhau.

Ý nghĩa chỉ tiêu IRR:

Về khả năng sinh lời: Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ biểu thị tỷ lệ sinh lời của dự án (chi phí cơ hội) lớn nhất mà bản than dự án đạt được. Nên có thể sử dụng để so sánh với chi phí sử dụng vốn.

Về khả năng thanh toán: Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ biểu thị mức lãi vay cao nhất mà dự án có khả năng thanh toán.

Chỉ tiêu hệ số cân đối Lợi ích – Chi phí (B/C - Benefit-Cost)

Chỉ tiêu hệ số cân đối Lợi ích – Chi phí được xác định bằng tỷ số giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra tính tại thời điểm hiện tại hoặc tương lai. Thông thường các giá trị này được quy về thời điểm hiện tại để tiện so sánh.

Công thức xác định B/C:

B/C = PV(B)/PV(C)

Trong đó: PV(B) là giá trị hiện tại của khoản thu (lợi ích thu được) PV(C) là giá trị hiện tại của các khoản chi phí

Với:

Trong đó:

Bi là doanh thu hay lợi ích năm i Ci chi phí năm i

Kết luận thẩm định:

Nếu B/C > 1 dự án có hệ số sinh lời càng cao thì hiệu quả tài chính của dự án đó càng cao, dự án càng hấp dẫn.

Nếu dự án có B/C ≤ 1 dự án không có khả năng sinh lời cần loại bỏ. Ý nghĩa của chỉ tiêu:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong dự án cho khả năng thu được bao nhiêu đồng lợi ích tại cùng một thời điểm hiện tại hay tương lai.

Chỉ tiêu chỉ số lợi nhuận(PI- Profit Index)

Chỉ số lợi nhuận PI (Profit Index) được xác định theo công thức:

hay Trong đó:

ICO: tổng giá trị hiện tại đầu tư ròng NINVt: là giá trị đầu tư ròng vào năm t

Kết luận thẩm định: Dự án cũng được chấp nhận nếu PI ≥ 1 và bác bỏ PI < 1, PI càng cao càng tốt.

Ý nghĩa của chỉ tiêu:

Chỉ tiêu chỉ số lợi nhuận phản ánh khả năng sinh lời của dự án trên mỗi đơn vị tiền tệ được đầu tư.

Nhóm thứ hai:

- Các chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của dự án gồm: PP, Thời gian hoàn vốn vay, hệ số trả nợ…

Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn đầu tư (PP-Payback period)

Thời gian hoàn vốn đầu tư là thời gian hoạt động cần thiết của dự án để thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu. Đó chính là thời gian để hoàn trả số vốn đầu tư ban đầu bằng thu nhập ròng của dự án.

Phương pháp xác định PP:

Thời gian hoàn vốn giản đơn:

Thời gian hoàn vốn chiết khấu: t được xác định từ công thức

Trong đó:

CFi: là dòng tiền ròng của dự án năm thứ i

CF0: là vốn đầu tư ban đầu (nếu vốn đầu tư được thực hiện trong nhiều năm thì giá trị vốn đầu tư được quy về năm gốc để tính)

t: là thời gian hoàn vốn chiết khấu r: là tỷ lệ chiết khấu

i: là thứ tự năm trong thời gian thực hiện dự án

Kết luận thẩm định: Thời gian hoàn vốn đầu tư cho biết sau bao nhiêu thì dự án có thể đem lại số vốn đầu tư ban đầu. Ngoài ra, PP cũng cho biết mức độ rủi ro của một dự án, dự án có PP càng nhăn thì tính thành khoản của dự án cao và ngược lại.

Ý nghĩa của chỉ tiêu: PP chủ yếu được sử dụng để lựa chọn giữa các dự án loại trừ nhau, theo đó dự án nào có PP ngăn hơn sẽ được lựa chọn. Đối với NHTM chỉ tiêu PP giúp việc xác định thời gian cho vay phù hợp đối với dự án.

Chỉ tiêu hệ số khả năng trả nợ

Đây là mọt chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án, đồng thời cũng là một chỉ tiêu được các ngân hàng đặc biệt quan tâm và coi là một trong các tiêu chuẩn để chấp nhận cung cấp tín dụng cho dự án hay không.

KNTN được xác định bởi công thức:

trả nợ chủ yếu là toàn bộ phần khấu hao và một phần lợi nhuận sau thuế (vì lợi nhuận sau thuế còn phải phân bổ vào các quỹ).

Kết luận thẩm định: Hệ số khả năng trả nợ ≥1 thì dự án có khả năng hoàn trả vốn vay, tỷ lệ này càng cao thì càng tốt.

Nhóm thứ ba:

- Các chỉ tiêu đánh giá độ rủi ro của dự án gồm: Điểm hòa vốn, độ nhạy…

Chỉ tiêu điểm hòa vốn:

Khả năng sinh lời và độ an toàn của dự án thường được thể hiện qua chỉ tiêu điểm hòa vốn. Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra, tức là tổng doanh thu = tổng chi phí, dự án không có lãi nhưng cũng không bị lỗ.

Có hai phương pháp xác định chỉ tiêu điểm hòa vốn: Phương pháp đại số:

Xác định sản lượng hoàn vốn:

Trong đó:

x: là sản lượng hòa vốn

p: là giá bán một đơn vị sản phẩm

v: là biến phí tính cho một đơn vị sản phẩm f: là tổng định phí cho cả đời dự án

Xác định doanh thu hòa vốn: (điểm hòa vốn tính bằng đơn vị giá trị)

Trường hợp sản xuất nhiều loại sản phẩm:

và Trong đó: m: là số loại sản phẩm

vi: là biến phí tính cho một đơn vị sản phẩm i xi: là số sản phẩm i

Phương pháp đồ thị: xác định giao điểm của đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí.

Người ta có thể tính 3 loại điểm hoà vốn sau:

- Điểm hoà vốn lý thuyết (hoà vốn lãi lỗ): tính giống như công thức nêu trên chỉ khác ở chỗ tổng định phí chỉ được tính cho một năm của đời dự án.

- Điểm hoà vốn tiền tệ (hoà vốn hiện giá dòng tiền) là điểm mà tại đó dự án bắt đầu có tiền để trả nợ vay (kể cả dùng khấu hao): cách tính giống như điểm hoà vốn lý thuyết nhưng định phí trừ khấu hao.

- Điểm hoà vốn trả nợ: là điểm mà tại đó dự án có đủ tiền để trả nợ vốn vay và đóng thuế thu nhập: cách tính giống như điểm hoà vốn tiền tệ nhưng định phí trừ khấu hao cộng nợ gốc và thuế thu nhập phải trả trong năm.

- Điểm hoà vốn có thể được tính cho cả đời dự án hoặc tính cho từng năm. Ý nghĩa của chỉ tiêu: chỉ tiêu này cho biết mức sản lượng hoặc doanh thu thấp nhất để đảm bảo bù đắp được chi phí bỏ ra (sản lượng hoà vốn hoặc doanh thu hoà vốn). Nếu sản lượng hoặc doanh thu thực tế của cả đời dự án lớn hơn sản lượng hoặc doanh thu hoà vốn thì dự án có lãi và ngược lại. Do đó, điểm hoà vốn càng nhỏ thì độ an toàn của dự án càng cao, thời gian thu hồi vốn càng ngắn.

Độ nhạy của dự án

Phân tích độ nhạy thực chất là đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của dự án và xem nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất qua đó, có những biện phát thích hợp để hạn chế tác động tiêu cực, phát huy tác động tích cực của các nhân tố đối với dự án.

Các bước tiến hành phân tích độ nhạy:

Bước 1: Xác định các đại lượng đầu vào chủ yếu có khả năng thay đổi, thường là giá bán đơn vị sản phẩm, sản lượng thực tế, giá nguyên vật liệu chính, vốn đầu tư.

Bước 2: Ước tính những thay đổi dễ xảy ra nhất trong giá trị của các đại lượng này.

Bước 3: Xác định ảnh hưởng của mỗi sự thay đổi đến chi phí, lợi ích và tính toán chỉ tiêu hiệu quả tương ứng với sự thay đổi đó.

Bước 4: Giải thích kết quả thu được và ý nghĩa của chúng Thông thường người ta tính chỉ số nhạy của dự án:

Chỉ số nhạy cảm =

Chỉ số nhạy cảm nói lên mức độ nhạy cảm của dự án đối với đại lượng đầu vào đang được xem xét. Chỉ số nhạy cảm thường mang dấu âm (-), trị số tuyệt đối của nó càng lớn phản ánh dự án nhạy cảm đối với đại lượng đầu vào tính toán, nghĩa là rủi ro càng lớn.

Ý nghĩa chỉ tiêu: Phân tích độ nhạy cung cấp một phương tiện hữu hiệu để xem xét rủi ro của dự án, giúp ngân hàng loại bỏ với những dự án có rủi ro quá lơn, thương lượng với nhà đầu tư các cách giải quyết, quản lý các nhân tố đầu vào có nhiều biến động trong trường hợp rủi ro là có thể chấp nhận được.

Kết luận thẩm định: Dự án được chấp nhận, được coi là ổn định nếu các chỉ tiêu hiệu quả tài chính sau khi tính lại vẫn đạt yêu cầu.

Phân tích kịch bản (tình huống):

Là phương pháp phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố để đánh giá độ an toàn của dự án. Kịch bản được đưa ra gồm những trường hợp có khả năng xảy ra lớn nhất kết hợp đồng thời các giả thiết về mức độ thay đổi các yếu tố. Chẳng hạn % thay đổi giá bán, % thay đổi sản lượng, % thay đổi chi phí…

Nếu với những dự án mà tính toán độ nhạy hay kịch bản ứng với giả thiết có

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 38 - 47)