Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 84 - 89)

- Kết luận: Phù hợp với Quy

2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những hiệu quả và sự an toàn mà công tác thẩm định tài chính dự án mang lại, công tác thẩm định của VCB vẫn còn một số tồn tại cần tập trung giải quyết và khắc phục kịp thời trong thời gian tới như:

Công tác thẩm định tài chính trong một số dự án đầu tư vẫn chưa thực sự tốt

Nhiều tờ trình thẩm định còn mang tính hình thức, thủ tục, chưa đi sâu đánh giá được dự án một cách khách quan, toàn diện (dự án của VNPT). Nội dung thẩm định còn sơ sài, chưa đầy đủ, chưa kết hợp được các phương pháp và các chỉ tiêu phân tích phù hợp với đặc điểm dự án. Các đề xuất được đưa ra chưa có tính thuyết phục cao (Dự án Logitem và trung tâm phân phối khí Phú Mỹ: xác định lợi nhuận

quá thấp), vai trò tư vấn đầu tư chưa thể hiện được đúng vai trò của nó trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. Thực tế có nhiều dự án cho vay khó thu hồi được nợ hoặc phải xử lý nợ (khoanh, xoá, giãn, điều chỉnh lịch trả nợ…) làm giảm hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của ngân hàng (dự án chè Tài Trung phải gia hạn nợ, chè Thế Hệ Mới, Khách sạn Hà Nội phải điều chỉnh lịch trả nợ…)

Thẩm định tổng vốn đầu tư còn chưa được được tính toán đầy đủ và chính xác

Cán bộ thẩm định của Ngân hàng thường không hoặc ít quan tâm xem xét thẩm định tổng vốn đầu tư đối với hầu hết các dự án xin vay ở VCB Hà Nội đã được các cấp có thẩm quyền xét duyệt tổng mức dự toán vốn đầu tư; đặc biệt các dự án có chủ đầu tư là đơn vị nhà nước. Ngân hàng thường chấp nhận dự toán của chủ đầu tư đưa ra khi chưa cân nhắc, đánh giá toàn diện về tổng vốn đầu tư cũng nhưn cơ cấu, tốc độ bỏ vốn đầu tư. Nhiều dự án khi đi vào thực hiện có chi phí đầu tư cao hơn tổng mức đầu tư đã được phê duyệt hoặc đã dự kiến ban đầu, do phát sinh nhiều hạng mục chi phí mà chưa dự tính hết khi lập dự án, hoặc do sự biến động của các nhân tố có thể ảnh hưởng tới tổng vốn đầu tư, hoặc do chủ ý của chủ đầu tư để vay được vốn ngân hàng (tình trạng xảy ra nhiều đối với dự án do chủ đầu tư là các công ty tư nhân). Do vậy khi thực hiện dự án, chủ đầu tư bị khó khăn về vốn, buộc ngân hàng phải cho vay thêm để bổ sung phần thiếu hụt để đảm bảo cho dự án đi vào hoạt động, điều này ảnh hưởng đến hoạt động cân đối vốn của ngân hàng, kéo dài thời gian, chậm tiến độ thi công xây dựng nhà máy, dẫn đến thời gian trả nợ cũng như mức trả nợ sai lệch so với khi thẩm định.

Ngân hàng trong quá trình thẩm định cơ cấu vốn đầu tư, thường chỉ quan tâm đến tính khả thi của phương án sử dụng tổng vốn đầu tư mà chưa quan tâm đến tiến độ bỏ vốn của chủ đầu tư, dẫn đến khi thực hiện dự án, chủ đầu tư không đáp ứng kịp vốn để thực hiện xây dựng công trình, làm kéo dài thời gian thi công dự án (Dự án Khách sạn Mariot, Tài Trung, Thế hệ mới đã phải nâng hạn mức cho vay bổ sung thêm phần vốn lưu động).

tính đến vốn lưu động đầu tư ban đầu, dẫn đến trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư mới xin tăng hạn mức để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động tăng thêm khi dự án của công ty đi vào hoạt động.

Việc thẩm định doanh thu, chi phí hoạt động của dự án đôi khi thiếu chính xác

Thông thường cán bộ thẩm định chỉ tiêu doanh thu của dự án chỉ xem xét sản phẩm có được thị trường chấp nhận hay không và cho công suất thiết kế tăng dần theo cảm tính. Giả thiết giá bán sản phẩm chủ yếu dựa trên phương pháp đơn đặt hàng, phương pháp dự báo từ kinh nghiệm. Như vậy doanh thu không được tính toán dựa trên cơ sở khoa học, phân tích cung cầu thị trường… Điều đó dẫn đến các chỉ tiêu tính toán không có ý nghĩa; như đối với dự án Cho vay đầu tư bất động sản Indochina Plaza.

Khi thẩm định các khoản mục chi, cán bộ thẩm định thường chấp nhận các định mức chi phí do doanh nghiệp đưa ra, chưa có một phương pháp phân tích định lượng hay phân tích thống kê nào để xác định một cách chính xác, khoa học các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhân công…trong khi các ban ngành chưa đưa ra được các định mức chuẩn của từng ngành, từng lĩnh vực. Cung như việc thẩm định doanh thu từ dự án, khi thẩm định các khoản mục chi phí thường không tính đến các yếu tố biến động của thị trường: giá cả, cung cầu, lạm phát…Giá cả của sản phẩm bán ra, cũng như giá cả các yếu tố chi phí đầu vào thường cố định trong thời gian dài suốt đời dự án.

Việc xác định các dòng tiền trong thẩm định dòng tiền ròng từ dự án còn thiếu chính xác

Cán bộ thẩm định thường bỏ sót khoản thu hồi vốn lưu động ròng và giá trị thanh lý tài sản cố định cuối đời dự án khi tính toán luồng thu nhập của dự án. Hoặc có nhiều dự án trong quá trình tính toán để xác định dòng tiền hàng năm của dự án lại bỏ qua vốn lưu động trong tổng vốn đầu tư ban đầu, do vậy vốn lưu động ròng khi kết thúc đời dựa án cũng không được đưa vào dòng tiền của dự án. Giá trị thu nhập từ thanh lý tài sản cố định khi kết thúc đời dự án thường bị bỏ qua khi xác định dòng tiền. Do vậy hiệu quả tài chính được đánh gái chưa đầy đủ, thiếu chính xác.

Việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu cũng chưa hợp lý

Việc chọn tỷ lệ chiết khấu cũng chưa chưa hợp lý và chưa thống nhất nên mỗi cán bộ thẩm định chọn tỷ lệ chiết khấu theo một cách khác nhau. Một số cán bộ thẩm định chọn tỷ lệ chiết khấu là mức chi phí sử dụng vốn bình quân theo cơ cấu vốn (Dự án Thuỷ điện Quảng Trị, Nhiệt điện Hải Phòng) nhưng một số cán bộ lại chọn tỷ lệ chiết khấu là lãi suất tiền gửi 12 tháng của ngân hàng tại thời điểm thẩm định dự án, số khác chọn tỷ lệ 10% để dễ tính toán và thông dụng (Dự án trung tâm phân phối khí Phú Mỹ). Như ta đã biết lãi suất tiền gửi ngắn hạn (dưới 12 tháng) của các tổ chức tín dụng nói chung, cũng như ở VCB Hà Nội nói riêng thường biến động đối với thời gian dài (dự án trên là 25 năm), mặc khác mức lãi suất này của Ngân hàng (tại thời điểm thẩm định lãi suất trên là 14%/ năm) là thấp so với lãi suất thị trường (lãi suất trái phiếu Chính phủ thời hạn 5 năm là 8,4%/ năm). Do vậy chỉ tiêu chi phí vốn bình quân của dự án được xác định không chính xác dẫn đến hiệu quả tài chính được đánh giá là thiếu chính xác. Mặt khác, trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh dự án độ rủi ro thường cao hơn, do thời gian hoạt động dài (rủi ro về thời hạn), để đánh giá một cách chính xác thì khi xác định tỷ lệ chiết khấu phải đưa vào một mức rủi ro phù hợp đối với từng lĩnh vực hoạt động của dự án, trong khi đó tại VCB Hà Nội, trong quá trình thẩm định TCDA gần như phần rủi ro thường bị bỏ qua.

Phân tích độ nhạy của dự án còn yếu

Việc phân tích độ nhạy để đánh giá độ rủi ro của dự án chủ yếu mới được thực hiện với một vài phương án điển hình (chẳng hạn tổng vốn đầu tư tăng 15%, doanh thu giảm 10%, chi phí tăng 20%…) chứ chưa thực hiện khảo sát trên miền biến thiên hay thực hiện phân tích nhiều kịch bản để có được đánh giá tổng quát hơn về hiệu quả và độ rủi ro của dự án

Các bản dự trù tài chính được lập chưa chính xác, đầy đủ

Khi thực hiện công tác thẩm định TCDA, các Ngân hàng đều đã lập các biểu tính toán: bảng tính doanh thu, bảng chi phí, lịch khấu hao, bảng tính toán lãi vay cố định và vốn lưu động, nhu cầu vốn lưu động, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo

lưu chuyển tiền tệ dự kiến cho dự án trong suốt thời gian vay…nhưng còn sơ sài, thiếu chính xác, chưa đầy đủ chưa đánh giá được toàn diện tình hình tài chính (đặc biệt là khả năng thanh toán) của chủ đầu tư khi dự án đi vào hoạt động, mà đây là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ ngân hàng. Mặc khác, chính từ nhược điểm trên mà việc tính toán lãi vay vốn dài hạn trong bảng tính lãi vay vốn cố định không chính xác, không có cơ sở để tính toán lãi vay, cán bộ thẩm định xác định chỉ tiêu này mang tính ước lượng.

Phương pháp thẩm định tài chính DAĐT chưa hoàn toàn hợp lý

Về nội dung xác định dòng tiền của dự án: Khi xác định dòng tiền ròng để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tổng thể của dự án, không nên làm như hiện nay là đưa chi phí trả lãi vay vào dòng tiền mặt nếu tính theo phương pháp trực tiếp, dòng tiền ròng phải bao gồm lợi nhuận sau thuế, khấu hao và lãi vay (cộng thêm chi phí lãi vay trở lại). Bởi vì, khi chiết khấu đã tính đến giá trị theo thời gian của tiền cho nên không cần thiết phải trừ chi phí trả lãi vay khỏi dòng tiền mặt. Nếu ta trừ chi phí trả lãi vay thì số chi phí này được tính hai lần mà không tính đến lợi ích vay vốn mang lại.

Mặc dù hầu hết các chỉ tiêu và phương pháp thẩm định tiên tiến đã được áp dụng nhưng việc tính toán hiệu quả kinh tế hầu hết chỉ mới dừng ở các chỉ tiêu cơ bản như thời gian hoàn vốn, NPV, IRR, điểm hoà vốn. Hơn nữa nhiều chỉ tiêu còn chưa được xem xét, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng, kết hợp hài hoà các chỉ tiêu để có được kết luận thẩm định xác đáng. Chẳng hạn, ngân hàng vẫn quá chú trọng các chỉ tiêu khả năng trả nợ và đôi khi (tuy không nhiều) vẫn còn xem nhẹ các chỉ tiêu NPV, IRR… Tất nhiên, điều này cũng có lý do là ngân hàng đứng trên giác độ là nhà tài trợ, cung cấp một phần hoặc toàn bộ vốn thực hiện dự án thì ngân hàng phải quan tâm trước hết đến khả năng trả nợ cũng là khả năng thu hồi vốn vay nhưng ngân hàng cũng cần có cái nhìn tổng quát tới hiệu quả kinh tế tài chính của dự án trên giác độ tổng đầu tư. Vì dự án thực sự có hiệu quả tổng thể thì phương án cho vay mới có độ an toàn cao.

thời gian cho vay, lịch trả nợ không căn cứ vào dòng tiền phát sinh của dự án dẫn đến khả năng trả nợ (nhất là những năm đầu) của dự án không cao, có thể dẫn đến phải điều chỉnh lịch trả nợ khi thực hiện (Khách sạn Hà Nội, VCB Tower).

Đối với các dự án có thời gian đầu tư XDCB dài (trên 1 năm), việc đầu tư được chia thành nhiều đợt thì khi tính toán dòng tiền đầu tư cũng phải căn cứ vào tiến độ rút vốn thực tế đó chứ không nên coi tổng vốn đầu tư chỉ chi ra một lần tại thời điểm năm gốc tính toán (Dự án Nhiệt điện Hải Phòng).

Khi tính toán chỉ tiêu điểm hoà vốn, hầu hết cán bộ thẩm định mới chỉ tính điểm hoà vốn cho từng năm chứ chưa xác định được điểm hoà vốn cho cả đời dự án (Dự án SUNSCO) hoặc chỉ tính điểm hoà vốn hàng hoá chứ chưa tính điểm hoà vốn tiền tệ.

Mặt khác, do ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý, với nhiều dự án cán bộ tín dụng vẫn đặt bài toán giá trị tài sản bảo đảm lên trên bài toán tính toán hiệu quả tài chính của dự án. Điều này là ngược với logic lý thuyết nhưng trong thực tế không phải không xảy ra.

Chưa có sự đánh giá kết quả thẩm định TCDA, đúc kết kinh nghiệm khi dự án đi vào hoạt động

Khi dự án đi vào hoạt động, Ngân hàng hầu như chỉ tập trung vào việc thu hồi lãi và gốc chứ chưa chú trọng tới phân tích đánh giá kết quả hoạt động, trên cơ sở đó để so sánh với kết quả dự đoán trong quá trình thẩm định trước khi cho vay. Vì vậy chưa đưa ra được các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật, các kinh nghiệm thực tiễn và quản lý các dự án phục vụ cho công tác thẩm định sau này.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 84 - 89)