Hoạt động trung gian

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 26 - 31)

- Đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau hoạt động cho vay, nó mang lại khoản thu nhập lớn và đáng kể của ngân hàng thương mại Trong nghiệp vụ này,

c- Hoạt động trung gian

Ngày nay, do trình độ, công nghệ… có bước phát triển đáng kể, cùng với hàng loạt chính sách mới ra đời nên hoạt động trung gian của ngân hàng càng phát triển. Các hoạt động này gồm: các dịch vụ thanh toán, thu chi hộ cho khách hàng (chuyển tiền, thu hộ séc, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán…), nhận bảo quản các tài sản quý giá, các giấy tờ, chứng thư quan trọng của dân chúng, bảo quản mua bán hộ chứng khoán theo ủy nhiệm của khách hàng, tư vấn tài chính, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý…

Nguồn thu nhập từ hoạt động này tuy chưa cao nhưng tương đối ổn định và độ rủi ro thấp. Các dịch vụ này không ngừng phát triển đã góp phần hoàn thiện chất

lượng dịch vụ ngân hàng. Khách hàng khi có nhu cầu đều được đáp ứng một cách thuận tiện nhanh chóng, tiết kiệm và an toàn. Do vậy các ngân hàng thương mại đã thu hút được số lượng lớn và đa dạng đối tượng khách hàng kéo theo doanh thu của ngân hàng từ hoạt động này cũng tăng nhanh.

1.2.1.2. Hoạt động cho vay dự án của Ngân hàng thương mại

Cho vay là hoạt động sử dụng vốn, trong đó NHTM sử dụng một phần vốn chủ sở hữu và phần lớn vốn huy động được từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức… để cho các đơn vị, cá nhân có nhu cầu về vốn vay và thu một khoản lãi nhất định trên số tiền vay trong một khoảng thời gian được xác định trước. Thực chất hoạt động cho vay của NHTM là việc ngân hàng chuyển quyền sử dụng một lượng vốn nhất định từ ngân hàng sang khách hàng vay vốn, theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn, khoản thu từ lãi cho vay đảm bảo cho ngân hàng trang trải hết các chi phí và lợi nhuận.

Đặc điểm hoạt động cho vay dự án:

- Cho vay theo dự án là hoạt động cho vay trung và dài hạn, nhưng theo hạn cho vay không được vượt quá thời gian khấu hao của tài sản hình thành từ vốn vay đó, vì khấu hao được xem như là nguồn trả nợ gốc chủ yếu của vốn vây đó.

- Cho vay theo dự án có mức rủi ro cao hơn so với hoạt động cho vay ngắn hạn, vì về cơ bản thời gian càng dài thì mức độ rủi ro càng cao. Vì vậy để bù đắp rủi ro, các ngân hàng thường áp dụng mức suất thả nổi tùy theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.

- Các dự án thường đòi hỏi một khoản vay lớn, tuy nhiên không phải ngân hàng sẽ đáp ứng tất cả các khoản vay đó, mà ngân hàng sẽ căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng tham gia vào dự án, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay, khả năng nguồn vốn của ngân hàng để xác định mức cho vay hợp lý đối với sự dự án đó.

Quy trình cho vay dự án đầu tư:

Cũng như các khoản cho vay khác của NHTM, cho vay dự án đầu tư với khách hàng, được mở đầu bằng việc xem xét và quyết định cho vay, sau đó là giải

ngân (hay còn gọi là phát tiền vay), theo dõi nợ và kết thúc bằng việc thu hồi nợ gốc và lãi. Chu kỳ cho vay dự án đầu tư cũng có thể diễn đạt bằng sơ đồ: T-T’. Có thể chi tiết quy trình cho vay như sau:

1. Xét duyệt cho vay 2. Giải ngân 3. Kiểm tra quá trình sử dụng vốn và thu hồi nợ Nhận và kiểm tra hồ sơ

vay vốn của khác hàng Thẩm định dự án xin vay Xét duyệt và quyết định cho vay

Nhận và kiểm tra các căn cứ giải ngân; thực hiện giải ngân theo tiến độ dự án

Được thực hiện sau khi giải ngân nhằm đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích và hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng thỏa thuận.

Thẩm định dự án đầu tư xin vay:

Trong quy trình cho vay theo dự án, TĐDA là một mắt xích quan trọng. Bản chất công việc này là dùng một số kỹ thuật phân tích, đánh giá toàn bộ các vấn đề, các phương tiện trình bày trong dự án theo một số tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật và theo một trình tự hợp lý, chặt chẽ nhằm rút ra những kết luận chính xác về giá trị của dự án, từ đó có quyết định cho vay đúng mức, chắc chắn mang lại hiệu quả kinh tế dự định.

Đối với các NHTM, việc TĐDA đầu tư xin vay có thể dựa vào kết quả thẩm định dự án đầu tư của các tổ chức thẩm định độc lập chuyên nghiệp (có thể là tổ chức thuộc nhà nước hoặc tư nhân). Trong trường hợp này, ngân hàng phải có khả năng đánh giá chất lượng TĐDA được thực hiện bởi một tổ chức thẩm định nào đó.

Trong trường hợp dự án đầu tư xin vay có quy mô vừa và nhỏ, thời hạn thu hồi vốn không quá năm năm, ngân hàng phải tự TĐDA đầu tư xin vay. Dù tái thẩm định hay tự thẩm định thì ngân hàng đều cần có đội ngũ cán bộ đủ sức đánh giá dự án đầu tư xin vay và từ đó đưa ra kết luận chấp nhận hay từ chối tài trợ đối với dự án đầu tư xin vay.

mong muốn phải tuân thủ quy trình thẩm định, nghĩa là phải đi từ khâu thu thập thông tin cần thiết cho việc đánh giá dự án đầu tư, xử lý thông tin bằng những phương pháp thẩm định nhất định và đi đến những kết luận cụ thể và xác đáng được ghi trong tờ trình TĐDA đầu tư.

Xét về nội dung TĐDA, người ta thường thực hiện thẩm định ba mặt cơ bản là các phương diện kỹ thuật, phương diện kinh tế và phương diện tài chính.

Thẩm định dự án đầu tư về mặt kỹ thuật là đi sâu vào nghiên cứu và phân tích các yếu tỗ kỹ thuật và công nghệ, thiết bị chủ yếu của dự án đầu tư để đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư khi thi công xây dựng cũng nhưng khi vận hành công trình hoàn thành. Ở đây người ta chú ý đến sự phù hợp của quy mô dự án đầu tư với khả năng tiêu thụ sản phẩm, nguồn vật liệu, năng lực, năng lực quản lý của doanh nghiệp. Sự lựa chọn thiết bị và công nghệ của dự án đầu tư, sự cung ứng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào; sự lựa chọn địa điểm xây dựng công trình, việc quản lý dự án từ khi thai nghén đến khi kết thúc đưa vào sử dụng.

Thẩm định về mặt kinh tế xã hội của dự án đầu tư là xét đến lợi ích của dự án trên quan điểm vĩ mô. Nó thường được xem xét dựa trên một số chỉ số sinh lời xã hội như mức đóng góp của dự án đầu tư cho nền kinh tế do tiết kiệm chi phí nhập khẩu của các sản phẩm nhập khẩu tương tự, chỉ số hoàn vốn, mức gia tăng việc làm, mức đóng góp vào ngân sách nhà nước, mức tích lũy…Đồng thời ở đây người ta còn xem xét ảnh hưởng của dự án đầu tư đến môi trường, đến sinh hoạt văn hóa và đến sự phát triển kinh tế của địa phương.

Thẩm định phương diện tài chính của dự án là việc phân tích, đánh giá kết luận việc sử dụng các nguồn lực tài chính trong tài trợ, khả năng sinh lời, khả năng hoàn trả nợ, khả năng ứng phó trước những thử thách trong quá trình đưa dự án đầu tư vào thực hiện.

1.2.2. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàngthương mại thương mại

1.2.2.1. Sự cần thiết phải thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay của NHTMĐối với NHTM, việc tài trợ cho dự án đầu tư là hoạt động có thể mạng lại lợi Đối với NHTM, việc tài trợ cho dự án đầu tư là hoạt động có thể mạng lại lợi

nhuận lớn cho ngân hàng, tuy nhiên đồng nghĩa với nó là rủi ro. Chính vì vậy vấn đề mà ngân hàng quan tâm trong hoạt động cho vay là vốn vay có được đảm bảo sẽ thu được đầy đủ, đúng hạn hay không, và ngân hàng sẽ thu được những lợi ích gì từ hoạt động cho vay đó. Để có được câu trả lời chính xác thì ngân hàng phải thẩm định TCDA để tránh những tổn thất không đáng có, đồng thời không bỏ lỡ cơ hội về lợi nhuận. Việc thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay vay dự án sẽ giúp cho:

- Thông qua thẩm định với những kết quả thu được, ngân hàng có cơ sở tương đối chính xác để xác định được tính khả thi, hiệu quả của dự án, mà quan trọng hơn cả là xác định được khả năng trả nợ của doanh nghiệp để quyết định cho vay hay từ chối những dự án kém hiệu quả, không có khả năng hoàn trả.

- Ngân hàng dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện dự án như các yếu tố về sự biến động thị trường, nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất, các yếu tố về môi trường, chính sách quản lý…Trên cơ sở này phát hiện và bổ sung thêm các biện pháp khắc phục hoặc hạn chế rủi ro, đồng thời tham gia ý kiến với cơ quan nhà nước và chủ đầu tư từ đó nâng cao tính khả thi trong việc thực hiện dự án.

- Ngân hàng có phương án hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất khi xác định giá trị khoản vay, thời hạn, lãi suất, mức thu nợ và hình thức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện cho dự án hoạt động có hiệu quả.

- Ngân hàng tạo ra các căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm vốn đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.

- Ngân hàng rút ra kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư, cho vay để chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng được nâng cao.

Do đó, công tác thẩm định TCDA là rất quan trọng trong hoạt động cho vay dự án của NHTM. Công tác thẩm định TCDA không những đem lại quyết định cho vay chính xác mà còn giúp ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng, tạo ra sự an toàn, chắc chắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ kịp thời nhu cầu vốn cho doanh nghiệp đồng thời giúp cho doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội đầu tư có hiệu quả.

trở thành một bộ phận quan trọng mang tính quyết định trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của mỗi NHTM.

1.2.2.2. Quy trình thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay của NHTMQuy trình thẩm định TCDA của một ngân hàng là toàn bộ quá trình từ khi Quy trình thẩm định TCDA của một ngân hàng là toàn bộ quá trình từ khi nhận được các tài liệu về dự án, hồ sơ xin vay vốn của chủ đầu tư tới lúc ngân hàng đưa ra quyết định cuối cùng. Quy trình thẩm định dự án tại các NHTM có thể không hoàn toàn giống nhau, nhưng nhìn chung quy trình này được diễn ra như sau:

Hình 1.2: Quy trình thẩm định tài chính dự án

1.2.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay củaNgân hàng thương mại Ngân hàng thương mại

1.2.3.1. Thẩm định tổng vốn đầu tư vào dự án

Tổng vốn đầu tư: Tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động. Tổng mức vốn đầu tư được chia làm hai loại là vốn cố định và vốn lưu động ban đầu.

- Vốn cố định, bao gồm:

Chi phí chuẩn bị: là những chi phí trước khi thực hiện dự án. Chi phí này bao Phân tích các nguồn tài trợ cho dự án

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w