Nâng cao trình độ và phẩm chất cán bộ thẩm định

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 98 - 100)

- Thứ sáu: Do chưa khai thác và sử dụng triệt để các nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.2.2. Nâng cao trình độ và phẩm chất cán bộ thẩm định

Con người là một yếu tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành bại trong công tác thẩm định. Xã hội càng phát triển đòi hỏi cán bộ thẩm định phải ứng phó kịp thời, hiệu quả với các tình huống khác nhau của trong hoạt động kinh doanh tín dụng. Người làm công tác quản lý tín dụng phải biết vận dụng kiến thức tổng hợp về khoa học tự nhiên, xã hội cũng như công nghệ ngân hàng để có thể xem xét chính xác các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, phương thức tổ chức kinh doanh, quan hệ xã hội và các vấn đề liên quan đến pháp luật, phương án vay và trả nợ. Đồng thời, họ phải là người có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức tốt, làm việc công minh, sáng suốt. Muốn vậy, ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng của cán bộ quản lý và cán bộ làm việc trực tiếp thông qua bồi dưỡng nâng cao trình độ, sắp xếp họ phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người.

Đối với cán bộ quản lý

Trước hết là người lãnh đạo, quản lý ngân hàng không chỉ là một nhà quản lý kinh doanh thuần túy, mà họ còn biết truyền cảm hứng cho nhân viên bằng lời nói, hành động, biết đưa ra những quyết định rõ ràng, công minh, dứt khoát khi xảy ra tình huống xấu nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Lãnh đạo từ trưởng, phó phòng trở lên có trình độ đại học chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng, có nghệ thuật lãnh đạo, có kiến thức về kinh tế thị trường, có phẩm chất đạo đức tốt được sự tín nhiệm của cán bộ công nhân viên trong và ngoài ngành. Am hiểu về luật pháp trong thời kỳ kinh doanh được pháp luật nhà nước ràng buộc chặt chẽ với các mặt. Việc kinh doanh tiền tệ tín dụng ngân hàng hiện nay không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn là nghệ thuật tự mình phải thu hút và giữ lại những cán bộ vừa có năng lực về kỹ thuật vừa có kỹ năng về nghệ thuật trong công việc.

Đối với cán bộ nghiệp vụ thẩm định:

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nghiệp vụ đương nhiệm, ngân hàng phải đưa ra khía cạnh con người trong cách ứng xử vào công tác đào tạo ứng dụng. Tổ chức các cuộc hội thảo về kỹ thuật thẩm định và biết cách phỏng vấn khác hàng để giúp cán bộ thẩm định có được những thông tin cần thiết và công cụ quý báu nhằm tăng cường khả năng đánh giá thẩm định sâu sát món vay hơn.

Nâng cao hiểu biết của cán bộ nghiệp vụ về kiến thức pháp luật nhất là bộ luật dân sự, luật đất đai, luật phá sản và đặc biệt là luật ngân hàng để thực hiện xử lý công việc chặt chẽ không để khách hàng lợi dụng.

Việc tuyển chọn và bố trí cán bộ thẩm định của ngân hàng phải thực hiện qua sát hạch, phải qua đào tạo. Số lượng cán bộ hiện có phải đào tạo lại, phải thường xuyên thay đổi ngành nghề phụ trách của cán bộ thẩm định để có thể đa dạng hoá cán bộ, và tránh trường hợp cán bộ và khách hàng thông đồng đảo nợ, tự ý gia hạn.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần nâng cao công nghệ và hoạt động giao dịch cũng như khai thác kịp thời đầy đủ thông tin cần thiết nghiệp vụ kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Coi trọng công tác thanh tra, kiểm toán nội bộ và bên ngoài. Trước hết lấy thanh tra, kiểm toán nội bộ là khâu hoạt động thường xuyên giúp ích cho bản thân mỗi ngân hàng khắc phục những thiếu sót kịp thời. Từ đó ngăn ngừa những rủi ro ngay từ khi sắp xảy ra.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 98 - 100)