Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nộ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 96 - 97)

- Thứ sáu: Do chưa khai thác và sử dụng triệt để các nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nộ

THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội

Về định hướng chung:

- Đẩy mạnh công tác huy động vốn thông qua việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm đạt kế hoạch tăng trưởng tổng nguồn vốn 16%. Đặc biệt chú trọng các giải pháp huy động vốn trung - dài hạn để cải thiện tính thanh khoản trong dài hạn của ngân hàng.

- Hoàn thiện những công việc: triển khai mô hình tổ chức hướng tới khách hàng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, nâng cao quy trình hóa các nghiệp vụ theo mô hình quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế đặc biệt quan tâm đến quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro ngoại hối.

- Tiếp tục củng cố nền tảng công nghệ và khai thác các tiện ích nhằm thực hiện chiến lược phát triển đa dạng các sản phẩm ngân hàng, đặc biệt tập trung vào các sản phẩm ngân hàng bán lẻ nhằm cung ứng các sản phẩm dịch vụ tổng hợp, đa dạng và chuyên biệt theo yêu cầu của nhiều đối tượng khác nhau. Chú trọng và tăng cường phát triển mảng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại: dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ ngân hàng tự phục vụ trên máy giao dịch tự động ATM, dịch vụ ngân hàng điện tử (E-bank) và trên Internet.

- Đổi mới công tác kiểm tra nội bộ, tăng cường số lượng và chất lượng các cán bộ kiểm tra, đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động kiểm tra.

- Củng cố tăng cường mở rộng quan hệ với khách hàng truyền thống, khách hàng mới bao gồm các đối tượng doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp vừa và

nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và cá thể, tạo dựng một cơ sở khách hàng rộng lớn, đa dạng làm nền tảng vững chắc cho ngân hàng hoạt động và phát triển vững chắc.

- Tăng cường củng cố và phát triển thương hiệu hình ảnh VCB Hà Nội. - Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển mạng lưới, chú trọng việc nâng cấp cơ sở vật chất.

Về định hướng phát triển tín dụng:

Phát triển tín dụng bền vững và hiệu quả, đạt mục tiêu tăng trưởng 25%. Nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tín dụng bằng các biện pháp như áp dụng hệ thống cho điểm tín dụng, phân loại khách hàng nhằm tạo cơ sở quản lý rủi ro tín dụng thống nhất đối với khách hàng trên toàn hệ thống, thường xuyên đánh giá rủi ro theo lĩnh vực đầu tư và điều chỉnh kịp thời hạn mức tín dụng với từng chi nhánh. Hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh dưới mức 2%, áp dụng đồng bộ các biện pháp để xử lý có hiệu quả nợ tồn đọng còn lại.

Phát triển tín dụng theo chiều sâu, tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư và quán triệt theo tinh thần “tiếp tục đẩy mạnh tín dụng, phát triển bền vững và nâng cao chất lượng tín dụng thêm một bước”. Tổ chức thực hiện chương trình đẩy mạnh tín dụng cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng cho vay tiêu dùng.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w