Lợi nhuận trước thuế 101.545 4542 13796 124

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 67 - 69)

- Đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau hoạt động cho vay, nó mang lại khoản thu nhập lớn và đáng kể của ngân hàng thương mại Trong nghiệp vụ này,

3. Lợi nhuận trước thuế 101.545 4542 13796 124

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VCB Hà Nội 2008- 30/06/2011

Như vậy, sự tăng trưởng và phát triển của tất cả các hoạt động của VCB Hà Nội đã góp phần quan trọng vào việc gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Năm 2007 trên thực tế lợi nhuận kinh doanh trước thuế của VCB Hà Nội đạt trên 101 tỷ đồng nhưng thực hiện chỉ đạo của VCB Hội sở chính, Chi nhánh phải trích lập dự phòng rủi ro chi hộ hai Chi nhánh Thành Công và Cầu Giấy với tổng số tiền là 86 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế còn lại là 15,7 tỷ đồng. Năm 2008, tình hình kinh tế xã hội có nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng VCB Hà Nội đã nỗ lực trong hoạt động kinh doanh, quản trị tốt công tác lãi suất và tỷ giá, thực hiện chủ trương hoạt động tín dụng cẩn trọng và an toàn, phát huy những thế mạnh trong kinh doanh ngoại tệ và cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 của Chi nhánh rất khả quan đạt 101,5 tỷ đồng sau khi trích lập dự phòng rủi ro.

Năm 2010 đến tháng 06/2011, mặc dù hoạt động của VCB Hà Nội phải đối mặt với nhiều khó khăn do áp lực cạnh tranh và những diễn biến bất thường của lãi suất, cung cầu ngoại tệ trên thị trường nhưng với sự chỉ đạo hết sức linh hoạt và quyết liệt của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh, VCB Hà Nội đã hoàn thành tốt kế hoạch mà VCB Hội sở chính giao cho. Năm 2010, lợi nhuận trước thuế đạt 133 tỷ đồng, đạt được mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

Đến ngày 30/06/2011 đạt 124 tỷ đồng trong khi kế hoạch của năm là 146 tỷ đồng, đạt gần 85% kế hoạch được giao. Việc gia tăng lợi nhuận kinh doanh sẽ góp phần gia tăng nguồn vốn, đặc biệt là nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh và đóng góp đáng kể vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

2.2. Thực trạng về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt độngcho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội

2.2.1. Công tác tổ chức thẩm định dự án trong hoạt động cho vay tại Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội

Trong công tác thẩm định VCB nói chung và chi nhánh VCB Hà Nội nói riêng luôn được chú trọng cải tiến sáng tạo, phù hợp với yêu cầu khách quan của thị trường. Ban lãnh đạo VCB Hà Nội luôn xác định được tầm quan trọng của công tác thẩm định trong tổng thể hoạt động của Ngân hàng, do vậy ngày 1/09/2008, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã ban hành “Quy trình Tín dụng đối với khách hàng Tổ chức” trong đó các quy trình, thủ tục thẩm định, mẫu hồ sơ thủ tục, mẫu báo cáo…đạt được yêu cầu tiêu chuẩn của Ngành ngân hàng; giúp cho việc thẩm định được thống nhất, khoa học, rút ngăn thời gian thẩm định đồng thời vẫn kiểm soát chặt chẽ được hoạt động nghiệp vụ góp phần phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư, không ngừng nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong toàn hệ thống ngân hàng VCB. Công tác tác tổ chức thẩm định dự án được thực hiện như sau:

1- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn. Nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ. Nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ vào Sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.

2- Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này, Cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định DAĐT và khách hàng xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị Cán bộ tín dụng hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải

trình rõ thêm.

3- Cán bộ thẩm định lập Báo cáo thẩm định dự án, trình Trưởng phòng Thẩm định xem xét.

4- Trưởng phòng Thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu Cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung.

5- Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định, trình Trưởng phòng Thẩm định ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm Báo cáo thẩm định cho Phòng Tín dụng.

Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Phòng thẩm định

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức công tác thẩm định dự án đầu tư

2.2.2. Quy trình thẩm định TCDA tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam – chi nhánh Hà nội Nam – chi nhánh Hà nội

Từ 1/9/2008, toàn bộ hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng thực hiện công tác thẩm định theo “Quy trình Tín dụng đối với khách hàng Tổ chức” theo quyết định số 246/QĐ-NHNT.CSTD Tiếp nhận hồ sơ và

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w