Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 49 - 53)

- Đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau hoạt động cho vay, nó mang lại khoản thu nhập lớn và đáng kể của ngân hàng thương mại Trong nghiệp vụ này,

1.3.2.1.Các nhân tố chủ quan

Xem xét lại dự báo về cầu

1.3.2.1.Các nhân tố chủ quan

Con người - Nhận thức và trình độ của cán bộ thẩm định về công tác thẩm định tài chính dự án

Cũng như nhiều lĩnh vực hoạt động khác, con người luôn là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng thẩm định TCDA. Nhân tố con người ở đây bao gồm nhận thức, trình độ, kinh nghiệm, năng lực và tư cách đạo đức của lãnh đạo, nhân viên ngân hàng, đặc biệt là những người thẩm định trực tiếp dự án.

Trong thẩm định TCDA, yếu tố con người luôn là yếu tố trung tâm, mang tính chất quyết định lớn nhất. Nhận thức của cán bộ thẩm định cũng như lãnh đạo của ngân hàng có ý nghĩa quan trọng đối với công tác thẩm định. Nếu nhận thức

không đúng thì thẩm định chỉ mang tính hình thức song nếu quá coi trọng công tác này thì sẽ mất thời gian tiền bạc và cơ hội kinh doanh cho cả khách hàng và ngân hàng. Từ việc nhận thức đúng vai trò của công tác thẩm định ta mới có thể có chính sách phù hợp về cơ chế tổ chức, nhân sự, trang thiết bị phục vụ tốt cho công tác thẩm định.

Con người vừa là chủ thể trực tiếp tổ chức và thực hiện hoạt động thẩm định, vừa là người quyết định phương pháp và kỹ thuật áp dụng để thẩm định và chủ quan đưa ra kết luận đánh giá dựa trên cơ sở khoa học và so sánh với các tiêu thức chuẩn mực đã được định sẵn.

Con người, với trình độ, kinh nghiệm thu thập các thông tin về dự án đầu tư, sử dụng những kiến thức khoa học, kiến thức thực tế và những phương pháp, kỹ thuật tổ chức tiến hành phân tích thông tinh để đánh giá dự án. Việc xác định phương pháp thẩm định, lựa chọn những chỉ tiêu phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, lĩnh vực dự án đầu tư, trên cơ sở những thông tin tin nhận được hoàn toàn phụ thuộc vào nhân tố con người. Vì vậy, nếu trình độ, năng lực của cán bộ thẩm định bị hạn chế thì không thể có kết quả thẩm định đáng tin cậy. Ngoài ra phẩm chất đạo đức của cán bộ thẩm định cũng bị ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định TCDA. Do nhiều nguyên nhân mà một số cán bộ thẩm định đã đưa ra những thông tin sai lệch về kết quả thẩm định gây hậu quả nghiêm trọng tới việc quyết định cho vay của ngân hàng.

Như vậy, có thể nói con người luôn là một nhân tố quan trọng tác động đến chất lượng thẩm định TCDA. Nếu ngân hàng có một đội ngũ cán bộ, với những nhận thức đúng đắn về công tác thẩm định, có kinh nghiệm, trình độ năng lực và tư cách đạo đức tốt thực hiện công tác thẩm định dự án, thì chắc chắn công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định TCDA của ngân hàng nói riêng sẽ có chất lượng cao và ngược lại.

Phương pháp và chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án

Trong mỗi dự án, mỗi ngân hàng có những đặc trưng nhất định. Hơn nữa, mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh được một khía cạnh nào đó của dự án và mỗi chỉ tiêu đều

có những ưu, nhược điểm nhất định. Vì thế, nếu chỉ sử dụng một phương pháp hoặc một chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án thì kết quả thẩm định có thể sẽ không toàn diện, do đó độ tin cậy không cao.

Ví dụ như khi sử dụng chỉ tiêu NPV để lựa chọn phương án đầu tư thường cho kết luận đúng trong trường hợp ngân sách (nguồn vốn huy động) không bị hạn chế bởi vì phương án được chọn là phương án cho NPV cao nhất ứng với mỗi tỷ suất chiết khấu cho trước. Song nếu chúng ta sử dụng chỉ tiêu khác như IRR hoặc B/C thì đôi khi cho kết quả không thoả đáng. Tuy nhiên, các dự án có mức vốn đầu tư khác nhau được đánh giá theo chỉ tiêu NPV có thể không chính xác vì dự án nhỏ có thể có NPV nhỏ hơn nhưng nếu xét tương quan cân đối với dự án lớn đặc biệt trong điều kiện giới hạn ngân sách thì lại có thể là hiệu quả hơn. Mặt khác, nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu IRR để so sánh, lựa chọn dự án thì có thể sẽ dẫn đến các quyết định không chính xác khi các dự án là loại trừ nhau. Dự án có IRR cao nhưng quy mô nhỏ do đó NPV nhỏ và ngược lại dự án có IRR nhỏ hơn nhưng quy mô lớn hơn nên NPV cao hơn. Việc lựa chọn phương án có IRR cao nhất có thể đã bỏ qua một cơ hội thu NPV lớn.

Vì vậy trong quá trình thẩm định TCDA, các cán bộ làm công tác thẩm định cần hết sức chú trọng đến việc lựa chọn phương pháp thẩm định, xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TCDA sao cho phù hợp nhất với dự án thẩm định, để nâng cao được chất lượng thẩm định góp phần ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng.

Cách thức thu thập và xử lý thông tin

Thông tin là cơ sở cho những phân tích, đánh giá, là “nguyên liệu” đầu vào cho quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định. Nguồn thông tin quan trọng trước hết là từ hồ sơ của dự án, cũng chính là thông tin từ chính bản thân của khách hàng. Nếu thông tin trong hồ sơ dự án thiếu hoặc không rõ ràng, cán bộ thẩm định có quyền yêu cầu những người lập dự án cung cấp thêm hoặc giải trình thường xuyên trong quá trình thực hiện dự án.

sung những thông tin cần thiết vào hồ sơ dự án để đưa ra một bức tranh đầy đủ và thống nhất về tính khả thi của dự án. Cán bộ thẩm định không chỉ trông chờ vào những thông tin của dự án mà phải khai thác, tận dụng các nguồn thông tin tin cậy khác như nghiên cứu báo chí, các nghiệp vụ kiểm tra riêng.

Thông tin đầy đủ, toàn diện, chính xác, cập nhật là một nhân tố quan trọng đảm bảo chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng. Nhưng đây cũng là yếu tố rất bức xúc hiện nay ở các ngân hàng thương mại nước ta do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như môi trường pháp lý, trình độ kỹ thuật công nghệ, trình độ phát triển của thị trường, nhận thức của con người …

Nếu sử dụng một nguồn thông tin không đáng tin cậy để đánh giá dự án thì có thể dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm gây thiệt hại không chỉ cho riêng ngân hàng mà còn có thể cho toàn xã hội.

Do vậy, việc xây dựng hệ thống thông tin chính xác, toàn diện luôn được đặt ra như một nhu cầu cấp thiết đối với công tác thẩm định nói riêng và đối với hoạt động của ngân hàng nói chung.

Trang thiết bị, công nghệ

Như đã đề cập ở trên, thông tin là một trong những yếu tố quyết định chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư. Để có được nguồn thông tin đầy đủ, đáng tin cậy cần có sự hỗ trợ của trang thiết bị công nghệ hiện đại được kết nối với những cơ sở dữ liệu lớn. Trước đây, khi chưa có hệ thống trang thiết bị, công nghệ hiện đại để có thể tìm kiếm nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án, các cán bộ có thể rất khó tìm kiếm được các nguồn thông tin tin cậy hoặc mất nhiều thời gian, chi phí cho công việc này. Nhưng ngày nay, với sự hỗ trợ của kỹ thuật, công nghệ, cán bộ thẩm định có thể dễ dàng và nhanh chóng truy cập vào các cơ sở dữ liệu khổng lồ để lựa chọn được các thông tin thích hợp.

Ngoài ra, hệ thống trang thiết bị, công nghệ hiện đại được trang bị những phần mềm chuyên dụng còn giúp cho các cán bộ thẩm định xử lý được một khối lượng thông tin lớn, tính toán, dự báo nhanh được nhiều phương án, giảm được các rủi ro phát sinh qua công đoạn xử lý, tính toán bằng tay như trước đây. Qua đó, chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư sẽ được cải thiện đáng kể.

Tổ chức điều hành quá trình thẩm định TCDA

Thẩm định tài chính dự án được tiến hành ở tất cả các giai đoạn của dự án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc dự án. Vì vậy, khâu tổ chức, bố trí nhân lực phải luôn sẵn sàng nhất là khi lãnh đạo cần phải đưa ra những quyết định liên quan đến dự án thì cán bộ thẩm định phải là trợ thủ đắc lực. Tổ chức công tác thẩm định có tốt thì chất lượng thẩm định mới cao. Việc tổ chức thẩm định phải được lập kế hoạch từ trước, phân công công việc nhiệm vụ cho từng người, từng nhóm. Tất cả các khâu, công đoạn của quá trình thẩm định dự án phải được phối hợp một cách linh hoạt, theo đúng trình tự, chức năng nhiệm vụ. Bộ phận kỹ thuật phải luôn đi tiên phong, sau đó mới đến bộ phận tài chính và cuối cùng là sự đánh giá của ban lãnh đạo.

Việc thẩm định theo một trình tự hợp lý, khoa học, sắp xếp, phân bổ chức năng, nhiệm vụ phù hợp với sở trường của mỗi bộ phận, mỗi người sẽ tạo động lực, phát huy được sức mạnh tổng hợp, loại bỏ được các rủi ro đạo đức, nghề nghiệp và rút ngắn được thời gian thẩm định. Công tác tổ chức quản lý, điều hành được thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học sẽ khai thác tối đa mọi nguồn lực, tạo ra tính “trội” trong toàn hệ thống và qua đó góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 49 - 53)