Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nộ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 61 - 67)

- Đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau hoạt động cho vay, nó mang lại khoản thu nhập lớn và đáng kể của ngân hàng thương mại Trong nghiệp vụ này,

HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘ

2.1.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nộ

– chi nhánh Hà Nội

Năm 2008, dưới sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua những biến động phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế thế giới, tiếp tục phát triển và duy trì tốc độ tăng trưởng. Ngành ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ một cách thận trọng, linh hoạt, phù hợp với diễn biến thực tế, góp phần ổn định vĩ mô, tạo dựng môi trường tài chính ngân hàng lành mạnh hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. Các ngân hàng thương mại đã thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại nâng cao năng lực tài chính, xử lý nợ tồn đọng cũ, cải tiến chất lượng hoạt động, tăng cường năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường và khách hàng, đẩy mạnh các hoạt động và đạt kết quả tốt.

Từ năm 2008 đến nay, VCB Hà Nội đã tích cực triển khai hàng loạt các sản phẩm dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ cao, định hướng kinh doanh rõ ràng được quán triệt thống nhất trong toàn hệ thống nên đã thu được những kết quả đáng khích lệ.

Hoạt động huy động vốn

Trải qua 26 năm xây dựng và phát triển, VCB Hà Nội đã tạo dựng được vị thế và uy tín trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn Hà Nội - một thị trường tài

chính sôi động, dân cư đông, thu nhập của dân cư cao và khả năng tích lũy cao. Có thể nói, đến nay công tác huy động vốn luôn là một trong những thế mạnh của Chi nhánh. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn trung bình trong thời kỳ 2006 - 2010 là 13,63%. Tổng vốn huy động của Chi nhánh đến ngày 31/12/2010 là 10.705 tỷ đồng tăng 28,1% so với năm 2009. Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đến ngày 30/06/2011 đạt 10.689 tỷ đồng. Đây là mức bằng với cuối năm 2010 và chưa có sự tăng trưởng và thấp hơn nhiều so với kế hoạch mà VCB Hội sở chính giao. Việc huy động vốn của Chi nhánh từ đầu năm 2011 đến nay gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về cạnh tranh lãi suất với các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn.

Hoạt động sử dụng vốn

Công tác quản lý và sử dụng vốn của Chi nhánh luôn được thực hiện theo phương châm hiệu quả và an toàn, đảm bảo cân đối giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản của đồng vốn của ngân hàng. Dư nợ cho vay đến ngày 31/12/2010 đạt 3.932 tỷ đồng, tăng 26,18% so với ngày 31/12/2009. Tính đến ngày 30/06/2011 dư nợ cho vay tại Chi nhánh là 3.988 tỷ đồng tăng 1,42% so với ngày 31/12/2010. Bảng 2.1: Tình hình sử dụng vốn VCB Hà Nội từ năm 2007 – tháng 06/2011 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 06/2011 Số tiền Ty trọng (%) Số tiền Ty trọng (%) Số tiền Ty trọng (%) Số tiền Ty trọng (%) Tổng nguồn vốn 7.551 8.487 11.128 11.293 - Tiền 75 0,993 96 1,13 109 0,98 112 0,99

- Dư nợ cho vay 2.523 33,41 3.116 36,71 3.932 35,33 3.988 35,3

- QH với VCB Hội

sở chính 4.932 65,31 5.599 65,97 7.092 63,73 7.196 63,72 - QH với TCTD 6 0,08 11 0,13 4 0.03 6 0,053

- TS lưu động khác -18 -0,25 -368 -4,41 -38 -0,35 -38 -0,34

- TSCĐ và ĐTDH 33 0,46 33 0,40 29 0,27 29 0,257

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2008 - tháng 06/2011

Số liệu tình hình sử dụng vốn của VCB Hà Nội qua các năm cho thấy nguồn vốn huy động được phần lớn là gửi tại VCB Hội sở chính nhằm thu lợi nhuận và

tăng năng lực cho hệ thống. Phần còn lại dùng để cho vay tại Chi nhánh (<40%) so với tổng vốn huy động.

Trong cơ cấu huy động vốn của VCB Hà Nội, tỷ lệ điều chuyển vốn nội bộ chiếm tới trên 50% tổng sử dụng vốn tại Chi nhánh, tỷ lệ này còn khá cao do vậy Chi nhánh chưa khai thác được tối đa hiệu quả của nguồn vốn huy động được. Năm 2007, năm 2008 và tháng 06/2011, dư nợ cho vay tại Chi nhánh không có sự tăng trưởng tốt do nền kinh tế Việt Nam chịu sự tác động từ cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh nền kinh tế có những biến động phức tạp, diễn biến thị trường tiền tệ không ổn định, VCB Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc các quyết sách mới về kiềm chế lạm phát và lộ trình cắt giảm tín dụng của NHNN và VCB Hội sở chính giao.

Từ năm 2009 đến nay, hoạt động của VCB Hà Nội luôn bám sát Nghị quyết 03/NQ - CP ngày 15/01/2010 và Nghị quyết số 18/NQ - CP ngày 06/04/2010 của Chính phủ về những giải pháp đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, chống suy thoái kinh tế, kích cầu đầu tư, tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế thông qua kênh hỗ trợ lãi suất cho vay. Tuy nhiên, tại Chi nhánh nợ xấu vẫn là vấn đề đáng được quan tâm. Nợ xấu tính đến ngày 31/12/2010 là 237,7 tỷ đồng chiếm 6% dư nợ tại Chi nhánh. Tính đến ngày 30/06/2011 thì nợ xấu là 215 tỷ đồng chiếm 5,4% tổng dư nợ tại Chi nhánh. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu có giảm so với năm 2010 nhưng đây vẫn là con số khá cao so với mức yêu cầu của VCB Hội sở chính đề ra năm 2011 tối đa là 3,2%.

Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ

- Thanh toán xuất nhập khẩu: Đây là mảng hoạt động truyền thống và là thế mạnh của VCB nói chung và của VCB Hà Nội nói riêng. Trong các năm từ 2007 đến tháng 06/2011 Ngân hàng không phát sinh rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh. Hiện nay, VCB Hà Nội đang thực hiện tài trợ vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh XNK thông qua các hình thức chủ yếu là: cho vay vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, cho vay mở L/C thanh toán hàng nhập, chiết khấu chứng từ hàng xuất, nhờ thu…

Bảng 2.2: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại VCB Hà Nội từ 2007 đến tháng 06/2011

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 06/2011

Doanh số thanh toán XNK 490 433 392 177

DS thanh toán XK 216 173 176 87

DS thanh toán NK 274 260 216 90

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 – 6/2011

Số liệu trên cho thấy, doanh số thanh toán quốc tế của VCB Hà Nội đang giảm dần và VCB Hà Nội không đạt được chỉ tiêu kế hoạch VCB Hội sở chính giao cho Chi nhánh trong năm 2010 là 445 triệu USD. Tính đến ngày 30/06/2011 thì VCB Hà Nội mới đạt 40% so với kế hoạch được giao năm 2011 giảm 11,9% so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu do chính sách của Nhà nước trong việc hạn chế nhập khẩu, khó khăn trong việc đáp ứng nguồn ngoại tệ USD nhập khẩu của khách hàng, biến động phức tạp của tỷ giá trên thị trường, sự chênh lệch quá lớn giữa tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá trong ngân hàng dẫn đến nguồn ngoại tệ mua vào rất hạn chế, VCB Hà Nội không có cơ chế thu phí hoa hồng hoặc phí môi giới đối với nghiệp vụ mua bán ngoại tệ theo tỷ giá cao như các ngân hàng TMCP khác dẫn đến việc nhiều khách hàng đã chuyển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu sang các ngân hàng khác. Cạnh tranh về thị phần thanh toán XNK giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn ngày càng gay gắt.

- Kinh doanh ngoại tệ: Đây là nghiệp vụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh và là mảng nghiệp vụ mang lại lợi nhuận ngoài lãi đáng kể cho ngân hàng.

Mặc dù năm 2008 là năm được đánh giá là năm đầy khó khăn thách thức đối với ngành ngân hàng nhưng năm 2008 là thời gian doanh số mua bán ngoại tệ và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh đạt mức kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây với doanh số mua bán đạt 1.050 triệu USD và lãi kinh doanh ngoại tệ ở mức gần 16 tỷ đồng. Tuy nhiên từ đầu năm 2009 đến năm 2010, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh giảm đi đáng kể do tình hình tỷ giá và thị trường ngoại tệ có nhiều biến động khó lường. Tình trạng căng thẳng ngoại tệ kéo dài dẫn đến doanh số mua bán ngoại tệ của toàn hệ thống VCB và của VCB Hà Nội giảm

mạnh. Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2010 giảm gần 50% so với năm 2009 (năm 2010 đạt 320 triệu USD và năm 2009 là 632 triệu USD).

Trong 6 tháng đầu năm 2011 doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh đạt 268,6 triệu USD tăng 17,3 % so với cùng kỳ năm 2010. Ngoại tệ mua vào chủ yếu từ các tổ chức kinh tế đáp ứng cho nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu tại Chi nhánh. Doanh số mua bán ngoại tệ có sự khởi sắc là do thị trường ngoại hối trong 3 tháng trở lại đây tương đối ổn định. Tỷ giá USD/VND liên tục giảm xuống còn 20.618 VND/USD. Với sự chuyển biến tích cực từ thị trường ngoại hối, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức không đáng kể do đó các NHTM cũng thu hút được nguồn ngoại tệ nhiều hơn.

Các hoạt động khác

- Dịch vụ thẻ: Nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ cũng là một trong các thế mạnh của VCB và phát triển với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây. Sản phẩm ngân hàng hiện đại này đã tiếp cận được hầu hết các khách hàng truyền thống của Chi nhánh đồng thời được quảng bá rộng rãi và thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ này của ngân hàng. VCB đã liên minh với các ngân hàng TMCP để phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và doanh nghiệp với các chương trình bán chéo sản phẩm. Số lượng thẻ ATM phát hành mới của VCB Hà nội tính đến ngày 30/06/2011 đạt 7.280 thẻ, đạt 49,2% so với kế hoạch năm 2011 VCB Hội sở chính giao cho Chi nhánh là 14.795 thẻ, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2010. Số lượng thẻ tín dụng mới tính đến ngày 30/06/2011 đạt 776 thẻ, đạt 59,7% so với kế hoạch năm 2011 tăng 57,1% so với cùng kỳ năm 2010. Số lượng thẻ ghi nợ mới đạt 2.882 thẻ đạt 94,1% kế hoạch VCB Hội sở chính giao cho Chi nhánh và tăng gần 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2010. Doanh số sử dụng thẻ của Chi nhánh có nhiều kết quả khả quan, đạt 213 tỷ đồng đạt 59% kế hoạch trung ương giao. Trong 6 tháng đầu năm VCB Hà Nội đã mở thêm được 65 đơn vị chấp nhận thẻ nâng tổng số đơn vị chấp nhận thẻ lên 239 đơn vị.

- Dịch vụ ngân hàng, thanh toán ngân hàng trong nước: Với chính sách đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và từng bước đưa các sản phẩm ngân hàng hiện đại vào tiếp cận cuộc sống, Ban Giám đốc Chi nhánh đã tạo điều kiện cho công tác khuếch trương các tiện ích dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm thu hút được đông đảo khách hàng Thủ đô và các tỉnh lân cận đến sử dụng dịch vụ ngân hàng Ngoại thương. Công tác dịch vụ ngân hàng phát triển là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tăng trưởng huy động vốn tại Chi nhánh.

Số lượng tài khoản cá nhân, doanh số chuyển tiền đi trong nước, chuyển tiền đi nước ngoài, doanh số chi trả kiều hối đều tăng so với năm 2010. Số lượng khách hàng sử dụng SMS banking và internet banking tính đến ngày 30/06/2011 đều chưa đạt được 50% so với kế hoạch VCB Hội sở chính giao.

Công tác thanh toán trong nước vẫn tiếp tục phát huy thế mạnh nhờ hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại và phong cách phục vụ khách hàng văn minh, lịch sự của đội ngũ nhân viên. Các giao dịch thanh toán trong nước luôn được thực hiện nhanh chóng, chính xác góp phần thu hút được nhiều khách hàng mới đến giao dịch. Tính đến ngày 30/06/2011 doanh số IBT online đạt 55.871 tỷ đồng, tăng 45,7% so với cùng kỳ năm 2010.

Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong những năm qua sự tăng trưởng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ được triển khai tại Chi nhánh đã góp phần rất lớn vào kết quả kinh doanh của VCB Hà Nội. Năm 2008 là năm đầu tiên VCB Hà Nội hoạt động theo cơ chế Ngân hàng cổ phần và cũng là năm kinh tế Thủ đô chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng VCB Hà nội vẫn đạt được mức lợi nhuận rất cao.

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của VCB Hà Nội từ năm 2007 đến tháng 06/2011

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 06/2011

1. Tổng thu 734.038 619.124 950.010 617.621

- Thu lãi cho vay 324.324 238.713 387.753 235.516

- Thu lãi tiền gửi VCBTW 351.117 331.380 530.036 353.199

- Khác (thu phí DV, lãi KDNT…) 58.597 49.031 32.221 28.906

2. Tổng chi 632.493 575.582 816.214 493.298

- Chi trả lãi (lãi tiền gửi, vay

VCBTW…) 406.245 350.123 655.514 402.907 - Chi phí quản lý 75.165 68.459 74.564 90.391

- Chi dự phòng 151.083 157.000 86.136 -

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 61 - 67)