Thẩm định bảng doanh thu, chi phí và dòng tiền của dự án

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 71 - 74)

- Đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau hoạt động cho vay, nó mang lại khoản thu nhập lớn và đáng kể của ngân hàng thương mại Trong nghiệp vụ này,

kiểm tra hồ sơ Nhận hồ sơ để

2.2.3.2. Thẩm định bảng doanh thu, chi phí và dòng tiền của dự án

Dựa vào các phân tích về phương diện thị trường, phương diện kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến dự án, cán bộ thẩm định đề xuất các thông số đầu vào là cơ sở tính toán hiệu quả tài chính của dự án:

- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định phải trích hàng năm, nợ phải trả.

- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.

- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên vật liệu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.

- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.

- Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.

Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, cán bộ thẩm định thiết lập các bảng dự trù tài chính như báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối khả năng trả nợ, đồng thời tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án ở phương án cơ sở. Thông thường để lập các bảng tính trung gian như bảng tính sản lượng và doanh tu, bảng tính chi phí hoạt động, bảng tính chi phí nguyên vật liệu, bảng tính khấu hao, lãi vay…

Từ các bảng dự trù tài chính được thiết lập, cán bộ thẩm định tính toán dòng tiền của dự án. Theo cách tính hiện tại của VCB Hà Nội thì dòng tiền của một dự án được chi thành 3 nhóm bao gồm: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính. Dòng tiền của một dự án là tổng hợp của dòng tiền từ 3 nhóm này.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (1): được tính bằng lợi nhuận ròng sau thuế, cộng với các khoản chi phí tiền mặt như khấu hao (là khoản chi phí phân bổ cho nhiều năm).

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư (2) gồm:

Dòng tiền ra: bao gồm khoản chi đầu tư tài sản cố định và nhu cầu vốn lưu động ban đầu.

Dòng tiền vào: Bao gồm các khoản thu hồi cuối kỳ như giá trị thanh lý tài sản cố định (thường được lấy bằng giá trị còn lại của tài sản cuối kỳ hoặc ước lượng thực tế) và vốn lưu động thu hồi cuối kỳ (thường được lấy bằng nhu cầu vốn lưu động cuối kỳ).

Dòng tiền từ hoạt động tài chính (3) gồm:

Dòng tiền vào: gồm các khoản góp vốn tự có, vốn vay.

Dòng tiền ra: gồm các khoản trả vốn gốc và lãi vay, chi cổ tức (đối với công ty cổ phần) hay khoản chi phúc lợi, khen thưởng (đối với các DNNN).

Dòng tiền của dự án:

Dòng tiền của dự án = Dòng tiền từ HĐKD + Dòng tiền từ HĐĐT + lãi vay Dòng tiền ròng của dự án gồm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và phần trả lãi vay, nó là dòng tiền thực sự, là dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án, được xác định để tính các chỉ số hiệu quả dự án như NPV, IR, DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án).

Trường hợp nguồn tiền trả nợ cho khoản vay trung, dài hạn của dự án bao gồm cả nguồn tiền ngoài dự án, thì nguồn tiền ngoài dự án được xem là nguồn vốn tự có bổ sung cho dự án. Nguồn này được đưa vào bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở phần dòng tiền từ hoạt động tài chính nhằm cân đối nguồn trả nợ và không ảnh hưởng đến các chỉ số về hiệu quả dự án.

Trường hợp muốn tính toán khả năng trả nợ tổng hợp của doanh nghiệp bao gồm cả dự án đầu tư, thì dòng tiền của dự án được đưa vào bảng cân đối khả năng trả nợ tổng hợp sau khi đầu tư như một khoản thặng dư (hay thâm hụt) từ dự án. 2.2.3.3. Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án

Dựa vào các phân tích, đánh giá về phương diện thị trường, kỹ thuật và các thông tin khác liên quan đến dự án, cán bộ thẩm định đề xuất các thông số đầu vào là cơ sở tính toán hiệu quả tài chính của dự án như: cơ cấu vốn đầu tư, nguồn vốn, lãi suất vốn vay, công suất khả dụng, giá bán, doanh thu, chi phí sản xuất, giá thành, thuế suất liên quan, tỷ giá, tốc độ biến động tỷ giá, trượt giá, lạm phát (nếu có tính), phương pháp khấu hao và tỷ lệ chiết khấu được chọn…

Trên cơ sở đó, cán bộ thẩm định xây dựng các bảng dự trù tài chính như báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối khả năng trả nợ đồng thời tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án ở phương án cơ sở. Trong trường hợp cần thiết, cán bộ thẩm định có thể lập thêm các bảng tính trung gian như bảng tính khấu hao, lãi vay, chi phí hoạt động, sản lượng và doanh thu…

Từ các bảng dự trù tài chính được thiết lập, cán bộ thẩm định tính toán dòng tiền ròng của dự án gồm chi phí đầu tư trong thời gian thi công và thu nhập ròng trong thời gian vận hành của dự án. Theo cách tính toán hiện tại của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, thu nhập ròng của dự án gồm có nguồn lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) và nguồn khấu hao cơ bản hàng năm.

Sau đó, cán bộ tín dụng lựa chọn một tỷ lệ chiết khấu hợp lý tuỳ theo đặc điểm từng dự án. Đối với các dự án đầu tư chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng, tỷ lệ chiết khấu được chọn thường lớn hơn hoặc tối thiểu bằng lãi suất vay vốn dự kiến.

Trường hợp vay bằng nhiều nguồn vốn có lãi suất khác nhau thì có thể tính bình quân gia quyền các lãi suất đó để có chi phí sử dụng vốn bình quân và tỷ lệ chiết khấu sẽ tính cộng thêm một tỷ lệ dự phòng rủi ro nhất định.

Trên cơ sở dòng tiền ròng và tỷ lệ chiết khấu được chọn, cán bộ tín dụng tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Các chỉ tiêu thường được sử dụng bao gồm NPV, IRR, B/C, PI, điểm hoà vốn, thời gian hoàn vốn vay, thời gian hoàn vốn đầu tư, cân đối khả năng trả nợ (cách tính và cách áp dụng các chỉ tiêu này đã được trình bày tại chương 1).

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 71 - 74)