Hậu quả của khủng hoảng truyền thông tại công ty Toyota

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động xử lý khủng hoảng truyền thông trong quan hệ công chúng (PR) của ngành hàng tiêu dùng một số trường hợp điển hình và bài học cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 44 - 46)

2.2. Hoạt động xử lý khủng hoảng truyền thông của công ty Toyota

2.2.3. Hậu quả của khủng hoảng truyền thông tại công ty Toyota

Cuộc khủng hoảng tại Toyota đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ giới truyền thơng tồn cầu, đặc biệt là tại Mỹ. Theo phân tích của trang www.journalism.org, trong tuần từ 25/01/2010 đến 31/01/2010, các đợt thu hồi xe của Toyota đứng thứ 5 trong danh sách các tin tức được đăng tải nhiều nhất tại Mỹ với tỷ lệ 4%. Sang tuần tiếp theo (từ 01/02/2010 đến 07/02/2010), con số này tăng lên 11% và đợt thu hồi xe Toyota được đăng tải nhiều thứ 2 tại Mỹ.

Cuộc khủng hoảng đến với Toyota đúng vào khoảng thời gian khó khăn của hãng khi Toyota đang trong quá trình phục hồi sau đợt suy thoái kinh tế kéo dài. Khơng những thế, Toyota cịn chịu ảnh hưởng bởi sự sụt giá mạnh mẽ của đồng yên Nhật so với đồng đô la Mỹ, thứ mà nhiều người cho rằng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến các sự cố vừa rồi.

Biểu đồ 2.2: Tỉ giá hối đối giữa n Nhật và đơ la Mỹ

(Đơn vị: USD)

Nguồn: sangecon.wordpress.com

Biểu đồ cho thấy trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010, tỉ giá hối đoái giữa đồng n Nhật và đồng đơ la Mỹ có xu hướng giảm mạnh. Điều

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

này dẫn đến việc giá ô tô trở nên đắt hơn tại Mỹ và do đó hoạt động xuất khẩu ơ tơ của Toyota sang thị trường này sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Trong khi đó, tỉ giá hối đối giữa đồng Won của Hàn Quốc và đồng đơ la Mỹ lại có xu hướng gia tăng trong khoảng thời gian này giúp cho Huyndai, một trong những đối thủ lớn của Toyota, có thể cung cấp sản phẩm với mức giá rẻ hơn nhiều so với hãng xe đến từ Nhật Bản. Chính vì thế, để có thể cạnh tranh trên thị trường, Toyota phải tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất của mình.

Ngày 21/12/2009, Toyota thơng báo đã cắt giảm 30% chi phí linh kiện. Theo giới truyền thông, Toyota đã chấm dứt hợp đồng với các đối tác cung cấp linh kiện ở Nhật Bản và hợp tác với các nhà cung cấp linh kiện với mức giá rẻ hơn. Thế nhưng, chính hành động này đã gây ảnh hưởng đến độ an toàn trong sản phẩm của Toyota mà hậu quả là hàng loạt các đợt thu hồi ô tô kể trên. Ngay lập tức, giá cổ phiếu của hãng giảm nhanh chóng. Từ giữa tháng 01/2010 đến giữa tháng 02/2010, giá cổ phiếu của Toyota giảm từ 4.250 yên/cổ phiếu xuống còn 3.250 yên/cổ phiếu.

Biểu đồ 2.3: Giá cổ phiếu của Toyota từ tháng 12/2009 đến tháng 02/2010

(Đơn vị: Yen)

Nguồn: sangecon.wordpress.com

Ngồi ra, theo thơng báo từ Toyota Motors, đợt thu hồi xe trên diện rộng này đã khiến cho hãng phải đối mặt với khoản thất thu 2 tỉ USD trên tồn cầu. Khơng chỉ ảnh hưởng đến những chiếc xe bị thu hồi, sự suy giảm danh tiếng của Toyota còn tác động đến thị trường xe hơi đã qua sử dụng của hãng. Theo đánh giá của hai công ty định giá xe hơi đã qua sử dụng là Kelly Blue Book và ALG, đợt thu hồi này

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

đã khiến giá trị xe cũ của Toyota giảm từ 4% đến 5%, tương đương 200 USD đến 500 USD, tùy từng mẫu xe.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động xử lý khủng hoảng truyền thông trong quan hệ công chúng (PR) của ngành hàng tiêu dùng một số trường hợp điển hình và bài học cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)