Các yếu tố ảnh hưởng đến khủng hoảng truyền thông tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động xử lý khủng hoảng truyền thông trong quan hệ công chúng (PR) của ngành hàng tiêu dùng một số trường hợp điển hình và bài học cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 61 - 65)

3.1. Thực trạng khủng hoảng truyền thông trong quan hệ công chúng của

3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khủng hoảng truyền thông tại Việt Nam

Yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng đến khủng hoảng truyền thông trong quan hệ công chúng tại Việt Nam là quyền tự do ngôn luận. Trong thời đại xã hội ngày càng phát triển và quyền con người ngày càng được coi trọng, mỗi người đều được thể

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

hiện ý kiến cá nhân, diễn đạt tư tưởng của mình một cách tự do trong phạm vi cho phép của luật pháp. Những thông điệp cá nhân được tự do truyền tải mà không gặp phải kìm kẹp hay hạn chế nào. Lợi ích của việc này là các doanh nghiệp có thể tận dụng tiếng nói của những người nổi tiếng, những người có sức ảnh hưởng lớn trong cơng chúng để quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu của mình trên diễn đàn, mạng xã hội. Sự xác nhận từ một bên thứ ba có uy tín chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả tác động mạnh đến lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với khơng ít bất lợi đến từ quyền tự do ngôn luận. Một thông điệp sai lệch được lan tỏa, một tin đồn thất thiệt được công bố có thể khiến cho các doanh nghiệp, tổ chức lâm vào tình trạng khủng hoảng. Từ đó, người tiêu dùng sẽ có cái nhìn tiêu cực với thương hiệu dẫn đến uy tín của doanh nghiệp, tổ chức bị giảm sút.

Sự phát triển của hoạt động báo chí cũng là một nhân tố tác động đến tình hình khủng hoảng truyền thơng tại Việt Nam. Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thơng, đến ngày 31/12/2014, ở Việt Nam có “838

cơ quan báo chí in với 1.111 ấn phẩm báo chí (trong đó các cơ quan Trung ương có 86 báo in và 507 tạp chí; địa phương có 113 báo in và 132 tạp chí); 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương; trong đó có 02 đài quốc gia, 01 đài truyền hình kỹ thuật số, 64 đài phát thanh, truyền hình địa phương; 90 báo và tạp chí điện tử, 215 trang tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; có gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ và khoảng 5.000 phóng viên đang hoạt động báo chí nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ nhà báo đang hoạt động trên khắp mọi vùng miền của Tổ quốc và ở nước ngoài.”

Sự gia tăng về số lượng cơ quan báo chí, ấn phẩm báo chí khơng đồng nghĩa với sự gia tăng về chất lượng báo chí. Để chạy theo mục tiêu lợi nhuận, nhiều cơ quan, nhà báo sẵn sàng hoạt động thiếu trách nhiệm, đăng những tin tức với tựa đề giật gân để câu khách mà nội dung không liên quan hoặc không được kiểm chứng. Hệ lụy kéo theo là doanh nghiệp khơng kiểm sốt được luồng thơng tin trong khủng hoảng còn những người đọc không điều tra kỹ lưỡng sự việc dễ dàng tin vào nội dung của bài báo và có quan điểm tiêu cực đối với doanh nghiệp.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Ngoài ra, nguyên nhân khiến các doanh nghiệp Việt Nam dễ rơi vào bẫy khủng hoảng truyền thông thường là do sự thiếu chuẩn bị thời tiền khủng hoảng, đặc biệt khi mà các tín hiệu khủng hoảng bắt đầu bộc lộ. Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam không chú trọng tới vấn đề truyền thông, tỏ ra thiếu kinh nghiệm và thường xử lý một cách lúng túng trước một cuộc khủng hoảng. Hơn nữa, khi xảy ra khủng hoảng truyền thơng, các doanh nghiệp thường khơng có một bộ phận chuyên môn để xử lý một cách triệt để khi vấn đề còn chưa phát triển mà tới khi vấn đề lan rộng mới bắt đầu tìm biện pháp giải quyết. Một nguyên nhân nữa là các doanh nghiệp thường muốn giấu các rắc rối của mình liên quan tới khủng hoảng, trong khi giới truyền thơng lại muốn tìm cách để khai thác thơng tin. Sự mâu thuẫn về mục đích giữa hai bên khiến khủng hoảng truyền thông bùng nổ và mở rộng.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của mạng internet cũng như của các công cụ giao tiếp có khả năng chia sẻ thông tin với tốc độ cao như Facebook, Twitter, Youtube,… thì khủng hoảng truyền thơng càng có điều kiện lây lan nhanh chóng và dễ dàng. Trước đây, khi xảy ra khủng hoảng, doanh nghiệp vẫn có đủ thời gian để đưa ra các biện pháp xử lý và thu hẹp quy mơ của nó. Nhưng ở thời điểm hiện tại, nếu khơng nhanh nhạy thì chỉ trong một thời gian ngắn thơng tin sẽ được truyền tới tai người tiêu dùng và vượt ra khỏi tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Theo thống kê của Epinion, một cơng ty nghiên cứu thị trường thì tính tới thời điểm giữa năm 2014 tại Việt Nam có tới 25 triệu người sở hữu tài khoản Facebook trong tổng số 36 triệu người sử dụng Internet. Cũng theo báo cáo này, mạng xã hội là kênh chia sẻ được yêu thích nhất với 78% người được phỏng vấn lựa chọn, theo sau là thư điện tử với 44% và các ứng dụng gửi tin nhắn miễn phí như Viber, Skype hay Zalo (21%).

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 3.1: Số lượng người dùng internet tại Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2014

Nguồn: Trung tâm internet Việt Nam VNNIC

Trong khi đó, theo thống kê từ trung tâm internet Việt Nam VNNIC thì trong giai đoạn 10 năm kể từ năm 2004 đến năm 2014, số lượng người dùng internet tại Việt Nam đã có sự gia tăng một cách đáng kể. Năm 2004, chỉ có 6,3 triệu người Việt Nam được sử dụng internet, tương đương 7,69% dân số Việt Nam vào thời điểm đó. Nhưng đến năm 2014, số người dùng internet đã tăng gấp gần 6 lần, tức 36 triệu người. Số lượng này xấp xỉ tới 40% dân số Việt Nam năm 2014.

Khơng ai muốn doanh nghiệp của mình phải ở trong tình trạng khủng hoảng bởi những rủi ro ảnh hưởng tới danh tiếng và uy tín mà nó đem lại. Nhưng nếu biết cách xử lý thì doanh nghiệp thậm chí cịn có thể tận dụng khủng hoảng truyền thơng như một điểm tựa để tự tạo ra cơ hội phát triển doanh nghiệp một cách lớn mạnh.

Ở Việt Nam, khi khủng hoảng truyền thông xảy ra, các doanh nghiệp có xu hướng im lặng, che giấu thông tin trong nội bộ, hạn chế rị rỉ thơng tin ra bên ngồi. Họ tìm cách tránh xa báo chí, giới truyền thông và tỏ ra lúng túng trong việc tìm phương án giải quyết. Tuy nhiên, đây không phải là một nước đi đúng đắn và doanh

6. 3 10.62 14.72 17.72 18.9 20.9 23.1 27.2 30.6 33.0 36.0 7.69% 12.90% 17.67% 21.05%22.47% 24.47% 26.89% 31.50% 35.11%37.00% 40.00% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Việt Nam đa phần đều có điểm yếu là thiếu sự nhạy bén trước tình trạng thay đổi của mơi trường cũng như tình hình kinh doanh. Điều này không những ảnh hưởng xấu trong giai đoạn khủng hoảng mà cịn khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động xử lý khủng hoảng truyền thông trong quan hệ công chúng (PR) của ngành hàng tiêu dùng một số trường hợp điển hình và bài học cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 61 - 65)