Tổng quan về khủng hoảng truyền thông trong quan hệ công chúng của ngành

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động xử lý khủng hoảng truyền thông trong quan hệ công chúng (PR) của ngành hàng tiêu dùng một số trường hợp điển hình và bài học cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 60 - 61)

3.1. Thực trạng khủng hoảng truyền thông trong quan hệ công chúng của

3.1.1. Tổng quan về khủng hoảng truyền thông trong quan hệ công chúng của ngành

ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam

3.1.1. Tổng quan về khủng hoảng truyền thông trong quan hệ công chúng của ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày một khốc liệt như hiện nay, khi mà ranh giới quốc gia càng lúc càng bị xóa nhịa, doanh nghiệp đứng trước một tình thế rất rủi ro, đó là đương đầu với những cuộc khủng hoảng truyền thông một cách bị động, và thậm chí khủng hoảng đó có thể lan ra toàn khu vực. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp cũng đã có nhận thức nhất định về khủng hoảng cũng như quản trị khủng hoảng với các sự cố xảy ra một vài năm trở lại đây. Để xác định một cách chính xác đâu là cuộc khủng hoảng truyền thông đầu tiên tại Việt Nam không phải là chuyện dễ dàng. Nhưng theo nhiều nhận định của các chuyên gia thì cuộc khủng hoảng của ngân hàng ACB năm 2003 được coi là cuộc khủng hoảng truyền thông lớn đầu tiên. Thời điểm đó rộ lên một tin đồn là tổng giám đốc của ngân hàng ACB ông Phạm Văn Thiệt đã bị bắt. Hệ quả là 900 tỉ đồng đã bị rút khiến ngân hàng ACB trong tình trạng lao đao và nếu khơng có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước thì rất có khả năng hệ thống tài chính của Việt Nam sẽ phải gánh chịu nhiều tác động xấu sau đó.

Xét riêng trong ngành hàng tiêu dùng thì trong một thời gian trở lại đây nước ta cũng chứng kiến khơng ít những vụ khủng hoảng truyền thơng có mức độ, quy mô khác nhau. Với đặc thù là ngành sản xuất ra sản phẩm có nhu cầu cao trên thị trường nên những sơ suất xảy ra hầu như là không thể tránh khỏi. Hơn nữa, loại hàng này có ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng cho nên chất lượng sản phẩm được quan tâm một cách đặc biệt. Chính vì thế chỉ một sai lầm nhỏ trong công tác truyền thơng cũng có thể dẫn đến phản ứng mạnh mẽ với quy mơ lớn từ phía cơng chúng và xã hội.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Khơng khó để có thể kể ra các vụ khủng hoảng truyền thông nổi bật trong ngành hàng tiêu dùng trong một vài năm trở lại đây. Có những doanh nghiệp đã xuất sắc tìm được lối ra trong cơn bão, nhưng không thiếu những doanh nghiệp quanh quẩn với các giải pháp của mình để rồi cuối cùng đưa ra quyết định khơng chính xác và đánh mất hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng nói riêng và cơng chúng nói chung. Nổi bật nhất chính là vụ công ty Vedan xả chất thải xuống sông Thị Vải năm 2008. Theo điều tra, hành vi trái phép này của cơng ty Vedan đã được thực hiện trót lọt ít nhất 14 năm với lượng xả thải lên tới 5.000 m3/ngày. Sự việc nhanh chóng lan rộng và phong trào tẩy chay Vedan không chỉ rộ lên trên mạng Internet mà còn đến với các chợ và siêu thị trên toàn quốc. Hay mới đây nhất là trường hợp của công ty Tân Hiệp Phát ngay đầu năm 2015 khi hàng loạt sản phẩm của công ty này được cho rằng có “dị vật” ở bên trong. Trong đó, vụ việc được báo chí nhắc tới nhiều nhất là “con ruồi nửa tỷ” được tìm thấy bên trong chai nước mang nhãn hiệu Number 1 ở huyện Cái Bè, thành phố Hồ Chí Minh. Những hành động khơng thỏa đáng sau đó của Tân Hiệp Phát đã khiến cơng chúng phẫn nộ và làm bùng phát lên một làn sóng tẩy chay dữ dội trên các trang mạng xã hội.

Khi khủng hoảng xảy ra, các công ty đứng trước thách thức phải chạy đua với thời gian để đưa ra phương án xử lý hiệu quả một cách nhanh nhất. Nếu khơng họ sẽ có nguy cơ phải đối mặt với hàng loạt mối nguy hiểm như sự quay lưng của công chúng đối với sản phẩm của cơng ty mình. Đặc biệt với ngành hàng tiêu dùng có ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng thì phản ứng này càng dữ dội. Hệ quả tất yếu là doanh số bán hàng của công ty bị sụt giảm nghiêm trọng, thậm chí mất tới 80% đến 90% so với thời kỳ tiền khủng hoảng. Vai trò của người tiêu dùng nói riêng và cơng chúng nói chung ngày càng lớn và có khả năng quyết định tới sự thành bại của một doanh nghiệp. Khi một sản phẩm hay một thương hiệu khơng cịn chỗ đứng trong con mắt của cơng chúng thì lẽ tất yếu nó sẽ bị thải loại nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động xử lý khủng hoảng truyền thông trong quan hệ công chúng (PR) của ngành hàng tiêu dùng một số trường hợp điển hình và bài học cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 60 - 61)