Nguồn gốc của xu hướng tiêu dùng xanh

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nghiên cứu xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành thực phẩm việt nam (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH

1.2. Tổng quan về xu hướng tiêu dùng xanh

1.2.2. Nguồn gốc của xu hướng tiêu dùng xanh

Xu hướng tiêu dùng xanh bắt nguồn từ những nhận thức của con người về tình trạng khủng hoảng và suy thoái tài nguyên vào những năm 1960-1970. Đặc biệt, sau

cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, các nước phương Tây bắt đầu nghĩ về việc sử dụng năng lượng tái tạo thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Vào những năm 1980, thương hiệu “xanh” đầu tiên của Mỹ xuất hiện lần đầu tiên và bùng nổ trên thị trường. Đến những năm 1990, các sản phẩm xanh có tốc độ tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn là một hiện tượng đáng chú ý. Sự quan tâm về các sản phẩm xanh bắt đầu tăng trở lại vào những năm 2000 mặc cho suy thoái kinh tế diễn ra.

Mối lo ngại về tác động của cả sản xuất lẫn tiêu dùng đối với môi trường đã dẫn đến các cuộc tranh luận nhằm tìm ra giải pháp giảm thiểu ơ nhiễm và suy thoái tài nguyên. Bốn mươi năm sau, tiêu dùng xanh được coi là một cuộc cách mạng để cứu lấy môi trường ở nhiều nước phương Tây và đặc biệt là Liên minh châu Âu (EU) (Buttel, 2003). Tiêu dùng xanh cho rằng người dùng có trách nhiệm hoặc đồng trách nhiệm với các nhà sản xuất trong việc giải quyết các vấn đề môi trường thông qua việc áp dụng lối sống thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, một số nhà tâm lý học cho rằng việc phân bổ trách nhiệm cho người tiêu dùng sẽ dẫn đến nhu cầu giảm và cách khuyến khích cá nhân tiêu thụ ít hơn, là một cách thức khơng hiệu quả để đảm bảo những thay đổi của xã hội thân thiện hơn với môi trường (Buttel, 2003). Vào giai đoạn này, tiêu dùng xanh được hiểu là tiêu dùng ít hơn mức bình thường.

Dần dần, với cách tiếp cận khác đầy đủ và chính xác hơn, tiêu dùng xanh khơng cịn được hiểu theo nghĩa hạn chế tiêu dùng mà nhấn mạnh đến tính bền vững của sản phẩm và trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân. Dưới tác động của tồn cầu hóa, con người ngày càng có nhiều sự kết nối hơn và nhận thức rõ ràng hơn về các vấn đề mơi trường tồn cầu đặc biệt là ở các nước phương Tây. Nhiều diễn đàn lớn đã đưa vấn đề tiêu dùng xanh vào thảo luận và đưa ra định hướng cụ thể cho chính phủ của các quốc gia như tại: Chiến lược bảo tồn Thế giới năm 1980 của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Ủy ban Thế giới về môi trường và phát triển năm 1983 và 1987, Hội nghị về các thành phố bền vững và Kế hoạch hành động vì mơi trường của Liên minh châu Âu...

Dưới sự kêu gọi của chính phủ và các tổ chức cũng như sự tự nhận thức về tầm quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề môi trường hiện nay, người tiêu dùng đang thay đổi mạnh mẽ hành vi tiêu dùng của mình, tạo nên xu hướng tiêu dùng

xanh tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nắm bắt xu hướng đó, các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất cũng hướng đến việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ xanh hơn, thân thiện hơn để đáp ứng kịp thời những thay đổi của thị trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nghiên cứu xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành thực phẩm việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)