Xu hướng tiêu dùng xanh tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nghiên cứu xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành thực phẩm việt nam (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH

1.3. Xu hướng tiêu dùng xanh tại một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh

1.3.2. Xu hướng tiêu dùng xanh tại Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong phong trào bảo vệ mơi trường nói chung và tiêu dùng xanh nói riêng tại châu Á. Xu hướng tiêu dùng xanh xuất hiện khá sớm tại Nhật Bản vào cuối những năm 1980. Năm 1989, chương trình nhãn sinh thái Eco Mark ra đời. Năm 1994, chính quyền tại một địa phương nước Nhật đã bắt đầu thúc đẩy mua sắm cơng xanh. Tiếp theo đó, Mạng lưới mua hàng xanh – một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1996 để hỗ trợ các hoạt động mua xanh trên tồn nước Nhật. Chính phủ Nhật Bản cũng cho ra đời chính sách thúc đẩy mua sắm hàng hóa, dịch vụ thân thiện với mơi trường (Chính sách thúc đẩy mua xanh - Act on Promoting Green Purchasing) và Luật mua hàng xanh (Green Purchasing Law) cho Nhà nước và các tổ chức liên quan khác có hiệu lực vào năm 2001. Mục tiêu của các chính sách này là đẩy mạnh mua sắm cơng xanh, cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ xanh từ đó tạo lập một xã hội bền vững, thân thiện với môi trường.

Luật mua hàng xanh chỉ yêu cầu các thành phố địa phương thực hiện những nỗ lực tuân thủ chính sách này, tuy nhiên trên thực tế, nhiều chính quyền địa phương đã tự thúc đẩy việc mua sắm xanh. Một vài ví dụ điển hình như, chính quyền thành phố Tokyo đã đưa ra “Hướng dẫn mua sắm hàng hóa thân thiện với mơi trường” vào năm 2000, chính quyền tỉnh Shiga đã xây dựng “Bộ nguyên tắc cơ bản trong mua hàng xanh tỉnh Shiga” và hỗ trợ mạng mua hàng xanh ở tỉnh này vào năm 1999.

Trong giới kinh doanh, mua sắm xanh hay ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu đầu vào thân thiện với môi trường cũng đã trở nên phổ biến tại các công ty lớn của

Nhật. Canon, Ricoh, Sharp, Matsushita Electric là một trong số những công ty đã áp dụng các hướng dẫn mua sắm xanh và thúc đẩy mua hàng xanh như một phần trong nỗ lực của tồn cơng ty. Tập đồn Cơng nghệ điện tử Matsushita đã tăng cường nỗ lực thực hiện mua sắm xanh với hơn 3.600 nhà cung cấp chiếm đến 70 – 80% tổng giá trị mua sắm hàng năm của tập đoàn này. Bộ phận mua hàng của 11 công ty trong Tập đoàn Matsushita đã thống nhất bổ sung các tiêu chuẩn mơi trường vào 3 tiêu chí khi lựa chọn ngun vật liệu: chất lượng, chi phí và vận chuyển. Dựa trên các tiêu chuẩn này, tập đoàn đã thực hiện mua sắm xanh cho tất cả các nguyên liệu đầu vào bao gồm nguyên liệu thô, nguyên liệu bổ sung, vật tư và thiết bị.

Những động thái tích cực của chính phủ, chính quyền địa phương cũng như các doanh nghiệp sản xuất tại Nhật Bản đã tác động mạnh mẽ tới ý thức và hành vi mua sắm của người dân. Đặc biệt, sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011 để lại nhiều hệ lụy cho môi trường, Nhật Bản càng quan tâm phát triển “kinh tế xanh”, đẩy mạnh “tiêu dùng xanh” và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo trong sản xuất. Mức độ gia tăng các hoạt động mua sắm xanh ở Nhật Bản đã chuyển biến rõ rệt trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nghiên cứu xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành thực phẩm việt nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)