CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH
2.3.1. Xu hướng mua thực phẩm tại các siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi
Trước những lo ngại về chất lượng thực phẩm kèm theo nhiều tác nhân khác, xu hướng mua sắm của người dân đang chuyển dịch từ các chợ truyền thống sang mua sắm tại các siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi. Xu hướng này đã phần nào thể hiện mong muốn mua thực phẩm xanh hơn, an toàn hơn của người tiêu dùng. Nhiều bà nội trợ cho biết mua thực phẩm tại các siêu thị khiến họ cảm thấy an tâm hơn vì được bảo quản tốt và có nguồn gốc rõ ràng.
Báo cáo mới nhất của Nielsen về Xu hướng mua hàng toàn cầu cho thấy rằng người mua hàng Việt Nam ngày nay đã dần ít đi vào chợ truyền thống, thay vào đó họ đến các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng bán các sản phẩm chăm sóc cá nhân, cửa hàng thuốc tây hiện đại và cửa hàng tạp hóa thường xuyên hơn.
Siêu thị mini Cửa hàng đồ dùng cá nhân/Tiệm thuốc Cửa hàng tiện lợi Siêu thị Cửa hàng tạp hóa Chợ 2,2 lần 1,22 lần 4,5 lần 2,45 lần 9,47 lần 18,36 lần 0 lần 0,76 lần 1,24 lần 3,26 lần 8,81 lần 25,17 lần 2010 2018
Hình 2.8. Tần suất mua sắm trung bình ở các kênh thương mại trong 1 tháng của người Việt
Nguồn: Nielsen, 2018
Theo Nielsen, năm 2018 là năm thay đổi chưa từng có cho các kênh thương mại hiện đại. Từ hình 2.8, ta có thể thấy mặc dù kênh mua sắm truyền thống tại các chợ vẫn chiếm ưu thế với tần suất mua cao nhất nhưng đang có dấu hiệu giảm mạnh, từ
25,17 lần xuống cịn 18,36 lần. Ngược lại, người tiêu dùng bắt đầu mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi thường xuyên hơn với tần suất mua tăng lên gấp 4 lần, từ 1,24 lần lên tới 4,5 lần mỗi tháng. Với xu hướng đó, số lượng cửa hàng tiện lợi cũng tăng lên nhanh chóng (gấp 4 lần kể từ năm 2012 – 2018). Hai chuỗi cửa hàng tiện lợi có tốc độ mở rộng điểm bán vượt trội trên thị trường đó chính là Vinmart+ và Bách Hóa Xanh. Nếu Vinmart+ đồng loạt khai trương 117 cửa hàng trong một ngày thì Bách Hóa Xanh tăng 50% số cửa hàng tại các tỉnh ngồi TP. Hồ Chí Minh chỉ trong một tháng. Điểm chung của hai chuỗi cửa hàng này là đều nhắm vào mong muốn tiêu dùng thực phẩm xanh của người tiêu dùng, điều mà chợ truyền thống khó có thể đáp ứng được. Khơng chỉ các cửa hàng tiện lợi, các siêu thị mini cũng đạt mức tăng trưởng vượt trội trong 9 tháng đầu năm 2018.
Trên thực tế, có nhiều yếu tố thúc đẩy sự thay đổi này. Bên cạnh mối quan tâm về sức khỏe, mua sắm tại các kênh bán hàng hiện đại mang đến sự tiện lợi, dễ dàng và tiết kiệm thời gian. Bằng sự tiện lợi đó cùng mối quan tâm lớn tới nền kinh tế quốc gia và sự ưu tiên hàng đầu cho việc tiết kiệm, người tiêu dùng đã tập trung hơn vào việc giảm thiểu lãng phí. Họ thường xuyên mua ít mặt hàng hơn từ đó giảm lượng thực phẩm bị hư hỏng. Thay vì phải trả tiền một lần để mua số lượng lớn, họ quản lý chi phí bằng cách thường xuyên chi tiêu với nhiều lần chi tiền ít lại. Đó cũng chính là một tín hiệu tích cực cho thấy người Việt đang tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn.