CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH
2.2. Thực trạng xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành Thực phẩm Việt Nam
2.2.3. Nguồn cung thực phẩm xanh tại Việt Nam
Với xu hướng tiêu dùng an toàn, thị trường thực phẩm hữu cơ ngày càng trở nên hấp dẫn và mở ra cơ hội kinh doanh cho nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nguồn cung trong nước
Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Cơng thương), tính đến năm 2017, cả nước ta có 33/63 tỉnh thành phát triển mơ hình canh tác hữu cơ: từ rau hữu cơ, nấm hữu cơ, gạo hữu cơ đến thủy sản, cà phê hữu cơ… với tổng diện tích hơn 4.100 ha.
* Một số mơ hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tiêu biểu:
Organik Đà Lạt với sản phẩm rau hữu cơ
Với diện tích khoảng 4 ha, trang trại rau hữu cơ Organik Đà Lạt là mơ hình trang trại đang phát triển mạnh theo hướng sản xuất những sản phẩm đạt chuẩn Organic của châu Âu. Trang trại tập trung vào các loại rau chính như củ cải đường, cà rốt, bí, rau diếp và nhiều loại thảo mộc khác. Organik Đà Lạt có cơ sở trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Rau củ tại đây được kiểm sốt chất lượng chặt chẽ, khơng sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích… và duy trì được độ tươi ngon khi đưa vào phân phối tới nhiều thành phố lớn. Đầu năm 2014, Organik Đà Lạt đã được cấp chứng chỉ HACCP cho sản phẩm rau hữu cơ do Liên hiệp kiểm soát chất lượng tại Hà Lan cấp.
Nông trại Viễn Phú với sản phẩm gạo hữu cơ
Nông trại hữu cơ Viễn Phú với diện tích 320 ha nằm cạnh vành đai rừng U Minh Hạ có đủ các điều kiện tiên quyết để canh tác lúa gạo đạt tiêu chuẩn USDA Hoa Kỳ. Chuỗi thực phẩm hữu cơ của nông trại với thương hiệu HoaSua Foods cung cấp các sản phẩm như: gạo trắng hữu cơ, gạo đỏ hữu cơ, gạo đen nảy mầm hữu cơ… được canh tác trên chu trình khép kín. Tồn bộ q trình sản xuất từ khâu gieo cấy, thu hoạch, lưu kho, đóng gói đến phân phối đều được kiểm định đạt tiêu chuẩn Organic, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, thương hiệu HoaSua Foods đã được xuất khẩu vào nhiều thị trường khó tính như: Hà Lan, Pháp, Đức, Bỉ, Singapore…
Quy trình VietGap
VietGap (Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành vào năm 2008. VietGap bao gồm các tiêu chuẩn, quy trình hướng dẫn về thực hành sản xuất tốt cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm nơng nghiệp: trồng trọt, chăn ni và thủy sản. “VietGap là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ
chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phuc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất”- theo VietGap.
Việc áp dụng quy trình VietGap trong ni trồng, canh tác đem lại rất nhiều lợi ích. Người sản xuất có thể kiểm sốt dễ dàng các khâu, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn; người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc của thực phẩm, an tâm khi sử dụng. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn VietGap sẽ góp phần khẳng định thương hiệu sản phẩm nơng nghiệp Việt, đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường xuất khẩu nước ngồi.
Thị trường thực phẩm sạch cũng đón nhận sự nhập cuộc của nhiều doanh nghiệp lớn. Các chuỗi thực phẩm sạch được đầu tư đồng bộ với quy trình sản xuất hiện đại. Điển hình là thương hiệu nơng sản VinEco của Tập đoàn Vingroup cung cấp các nơng sản an tồn, giàu dinh dưỡng vì sức khỏe của mọi nhà. Ra đời vào đầu năm 2015, VinEco hiện đang vận hành 14 nông trường công nghệ cao đạt tiêu chuẩn VietGap và được phân phối đến người tiêu dùng qua hệ thống siêu thị Vinmart và chuỗi cửa hàng tiện lợi Vinmart+.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, Công ty Cổ phần Masan Nutri-Science đã khánh thành Dự án Tổ hợp chế biến thịt mát Meat Deli tại khu công nghiệp Đồng Văn IV, xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam vào tháng 12/2018. Với mong muốn cung cấp sản phẩm thịt sạch, chất lượng, giá cả hợp lý; Masan Nutri-Science đã hoàn thiện hệ thống chăn ni khép kín với nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi chất lượng cao, nhà máy chế biến thịt và hệ thống phân phối giữ mát. Thịt được sản
xuất theo mơ hình 3F (Feed – Farm – Food) – “từ trang trại đến bàn ăn” đã đáp ứng được nhu cầu được ăn thịt sạch, ngon của người tiêu dùng Việt hiện nay.
Ngồi Vingroup và Masan, nhiều doanh nghiệp có tên tuổi khác cũng đã đón đầu xu hướng, tham gia vào thị trường thực phẩm xanh, sạch như: Vinamilk, TH True Milk, Vinamit, Saigon Co.op…
Nguồn cung nhập khẩu
Những sản phẩm hữu cơ được nhập khẩu chính ngạch từ nước ngồi ln khiến người tiêu dùng yên tâm vì giấy tờ đầy đủ, được xét duyệt và kiểm tra kỹ lưỡng. Hơn nữa, mặt hàng này để được đưa vào tiêu thụ cũng như xuất khẩu ra nước ngoài cần phải tuân theo hệ thống kiểm soát gắt gao tại các khâu của chuỗi sản phẩm đặc biệt là tại các nước châu Âu. Tâm lý sính ngoại cũng khiến cho nhu cầu tiêu dùng thực phẩm hữu cơ ngoại nhập của người Việt tăng lên đáng kể.
Trên thực tế, nguồn nhập khẩu thực phẩm hữu cơ chính ngạch vào Việt Nam cịn khá hạn chế do những rào cản về thủ tục và chi phí. Có thể thấy, thực phẩm hữu cơ sản xuất tại Mỹ có mức giá không hề rẻ, khi nhập khẩu về Việt Nam thì các chi phí càng đẩy lên cao nên rất khó chinh phục được thị trường.
Ngồi thực phẩm hữu cơ nhập khẩu chính ngạch, người tiêu dùng hiện nay đang tiếp cận với nguồn hàng hữu cơ xách tay được rao bán trên các nền tảng trực tuyến. Phần lớn các cơ sở bán hàng hữu cơ xách tay chỉ chứng minh nguồn gốc thơng qua hóa đơn mua hàng từ nước ngồi mà khơng có các giấy tờ chứng thực liên quan hay nhãn phụ bằng tiếng Việt dẫn đến khó kiểm sốt nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, trước nhu cầu ngày càng tăng trong nước, các địa điểm bán hàng hữu cơ xách tay từ nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến.