Xu hướng tận dụng rác thải thực phẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nghiên cứu xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành thực phẩm việt nam (Trang 54 - 55)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH

2.2. Thực trạng xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành Thực phẩm Việt Nam

2.2.7. Xu hướng tận dụng rác thải thực phẩm

Xử lý rác thải thực phẩm là cơng đoạn cuối của q trình tiêu dùng xanh. Tuy nhiên, trước khi tính đến việc xử lý rác thải, chúng ta cần tính tốn hợp lý để tránh việc tiêu dùng lãng phí đặc biệt đối với thực phẩm. Tiêu dùng vừa đủ, tiết kiệm là yếu tố quan trọng trong tiêu dùng xanh. Những năm gần đây, vấn đề lãng phí thực phẩm nổi lên như một nguyên nhân chính gây thất thốt tài ngun, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), mỗi năm lồi người lãng phí khoảng 1,3 tỷ tấn thực phẩm tương đương với 1/3 lượng sản xuất ra trên toàn thế giới. Tiêu dùng hợp lý và có biện pháp xử lý rác thải thực phẩm đúng cách là điều chúng ta cần phải quan tâm.

Ở vùng nơng thơn, các hộ gia đình có thói quen tận dụng các loại thực phẩm thừa làm thức ăn chăn ni và phân bón hữu cơ. Cách làm này vừa giải quyết được vấn đề thiếu phân bón hữu cơ trong sản xuất nơng nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải thực phẩm gây ra, đồng thời tạo sản phẩm an tồn, hướng tới nền nơng nghiệp sạch, bền vững.

Tại các thành phố lớn, người tiêu dùng cũng đang tìm cách để xử lý rác thải thực phẩm tối ưu nhất. Nhiều bà nội trợ đã sử dụng vỏ trái cây thừa trong căn bếp để làm nước tẩy rửa đa năng, an toàn và tiết kiệm. Loại nước tẩy rửa thân thiện với môi trường này là nước enzyme được lên men từ vỏ chanh, vỏ bưởi, quả bổ hịn… Nước enzyme có thể thay thế cho nước rửa chén, nước lau sàn, pha với nước sạch để phun tưới rau trái và nhiều cơng dụng khác. Với những lợi ích tuyệt vời này, nhiều người tiêu dùng thông thái đã chia sẻ cách làm nước enzyme trên các nền tảng trực tuyến để lan tỏa xu hướng sống xanh tới cộng đồng.

Việc tận dụng rác thải thực phẩm tuy chưa thực sự phổ biến nhưng cũng đã ghi nhận những dấu hiệu thay đổi tích cực và thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc xây dựng hành vi tiêu dùng xanh, thân thiện với mơi trường.

2.3. Phân tích những trường hợp tiêu dùng xanh điển hình của ngành Thực phẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nghiên cứu xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành thực phẩm việt nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)